Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 3 năm 2018 | 14:15

Bắc Mê: Gắn đào tạo nghề với nhu cầu thực tế

Công tác đào tạo nghề luôn được huyện Bắc Mê (Hà Giang) xác định là khâu then chốt trong việc tạo việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

một-buổi-thực-hành-của-học-viên-tham-gia-lớp-học-trồng-rau-do-trung-tâm-gdnn-gdtx-huyện-mở-tại-xóm-nậm-tinh-thôn-nà-viền-xã-giáp-trung.jpg
Một buổi thực hành của học viên lớp học trồng rau do Trung tâm GDNN- GDTX huyện mở tại xóm Nậm Tinh, thôn Nà Viền, xã Giáp Trung.

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Bắc Mê, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Giang, sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn.

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn, bà Lưu Thúy Lan, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện Bắc Mê, cho biết: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song Trung tâm đã chủ động làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, khảo sát, tuyển sinh mở lớp đào tạo nghề tại 13/13 xã, thị trấn. Hầu hết các xã đều có lớp đào tạo nghề lưu động tại các thôn, bản. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng luôn chú trọng đào tạo nghề tại các xã XDNTM, đặc biệt quan tâm mở lớp cho lao động nữ trên cơ sở khảo sát đúng nhu cầu của người lao động nên nhận được sự đồng tình, hưởng ứng cao từ phía người dân và chính quyền địa phương. Hàng năm, công tác đào tạo nghề luôn đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Đặc biệt, sau hơn một năm sáp nhập, kết quả đào tạo nghề đạt nhiều thành tích cao. Cụ thể, năm 2016, mở được 13 lớp với tổng số 419 học viên, đạt 108% KH; năm 2017, tăng lên 28 lớp với 933 học viên, đạt 150% KH. Đây cũng là một trong những điểm mạnh của Bắc Mê trong việc nâng cao cả về số lượng và chất lượng đào tạo nghề, góp phần xóa đói giảm nghèo, XDNTM.

Bà Lan chia sẻ: Nhờ chú trọng công tác tuyển sinh đúng đối tượng, đổi mới phương pháp giảng dạy chuyên sâu, giảm thời gian học lý thuyết, tăng thực hành, bố trí địa điểm học lý thuyết và thực hành thuận lợi cho người học, chuẩn bị đầy đủ giáo cụ, vật tư thực hành và mời một số giáo viên thỉnh giảng là kỹ sư, cử nhân công tác lâu năm, nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y… tham gia giảng dạy nên các lớp dạy nghề, đào tạo của Trung tâm đều đạt kết quả cao, người học nắm bắt tốt kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng nghề. Vì thế, sau khi học xong, hầu hết học viên đều có thể vận dụng tốt vào sản xuất.

Đối với các nghề nông nghiệp (chiếm tới 80%) như: Trồng rau an toàn, Nhân giống cây ăn quả, Trồng và nhân giống nấm, Nuôi phòng trị bệnh cho trâu bò…, học viên sau khi hoàn thành khóa học đã tiếp thu kiến thức, khoa học kỹ thuật cơ bản, từ đó tự tạo việc làm theo nghề đã học, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Đối với các lớp nghề phi nông nghiệp như: Xây dựng dân dụng, Lắp đặt điện nội thất…, học viên học xong đã thành lập các tổ, nhóm thợ làm thuê, từ đó giải quyết được vấn đề việc làm, có thu nhập ổn định hơn cho bản thân và gia đình.

Tuy nhiên, để công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bắc Mê thực sự đem lại hiệu quả, bà Lan đề nghị: Thời gian tới, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của đào tạo nghề. Đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở dạy nghề gắn dạy nghề với các chương trình hỗ trợ khác như vay vốn phát triển sản xuất sau khi có chứng chỉ học nghề. Xây dựng cơ chế để chuỗi liên kết “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông), đảm bảo sự chặt chẽ, hài hòa, tạo quy trình sản xuất bền vững, phát huy được ngành nghề đào tạo.

Bà Củng Thị Mẩy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê, đánh giá: Những năm qua, Trung tâm GDNN - GDTX huyện đã thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của UBND huyện, chất lượng đào tạo nghề ngày càng được nâng lên. Sau khi hoàn thành khóa học, đa số người lao động nông thôn đã vận dụng được kiến thức được học vào sản xuất tại gia đình, cùng với chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, đem lại cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

 

 

 

 

Trọng Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top