Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 5 năm 2014 | 9:22

Bài 3: Doanh nghiệp điêu đứng, công nhân hoang mang

KTNT- Vì quyết định không hợp tình hợp lý của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, hơn 200 cơ sở sản xuất gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh này đang điêu đứng vì nợ nần chồng chất, phải chạy đôn chạy đáo xoay sở trả nợ ngân hàng. Không những thế, hàng chục ngàn công nhân, lao động phổ thông không có việc làm, đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp.BÀI LIÊN QUAN:>> Bài 1: Trách nhiệm của nhà quản lý ở đâu?>> Bài 2: Chính quyền xử lý theo kiểu “tiền hậu bất nhất”Cuộc sống bị đảo lộnMột buổi sáng đầu tháng 5, PV đến huyện Phú Giáo để tìm hiểu thông tin về việc các chủ cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ Hoffman than phiền nợ nần chồng chất, cũng như chấp nhận ở tù. Từ việc này đã kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có hàng ngàn lao động đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp, cuộc sống đảo lộn. Đến nơi chúng tôi mới biết không khí nhộn nhịp ở các cơ sở sản xuất gạch, không phải do mọi người tất bật làm việc như mọi hôm mà bởi họ đang nháo nhào lo lắng cho số phận của bản thân và gia đình.Tại cá

Cuộc sống của hàng ngàn công nhân bị đảo lộn, có người bật khóc vì
quyết định không thấu tình đạt lý của UBND tỉnh Bình Dương.



Địa phương thất thu

Ông Hoàng Văn Khuê, Chủ DNTN Thuận Thuận Phát ở ấp Cây Tràm, xã Thuận Phước, TX. Tân Uyên cho biết: “Mấy năm nay chúng tôi ký hợp đồng cung cấp gạch cho các công trình vừa và nhỏ trong tỉnh, điều này đã mang lại lợi nhuận và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Mỗi năm, các cơ sở sản xuất gạch chi từ hàng tỷ đồng để trả lương cho lao động tại chỗ, ngoài ra còn có một khoản để đóng thuế địa phương, góp phần cùng với địa phương chăm lo những hộ gia đình khó khăn, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng nhau phát triển kinh tế tại địa phương. Nay toàn bộ lao động này phải nghỉ việc, họ lấy đâu nguồn sống”.


Còn bà Bùi Thị Ngọc Ánh, Chủ cơ sở sản xuất gạch Trường Trung ở ấp Kỉnh Nhượng, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo bức xúc nói: “Giữa lúc kinh tế cả nước rơi vào tình cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp sống cầm cự hoặc chết lâm sàng, giải thể, thì đầu năm 2014, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ký quyết định ngưng hoạt động của các cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ tiên tiến trên địa bàn tỉnh, với lý do hết sức vô lý là công nghệ này không hợp với thực tế ở địa phương, gây ô nhiễm môi trường. Nhưng điều đáng nói ở đây là quyết định đó không đến tay các cơ sở, mà chỉ đưa xuống huyện, rồi huyện ra công văn cưỡng chế mà không hiểu lý do vì sao? Đây là làng nghề tồn tại từ mấy chục năm qua chứ không phải các cơ sở nơi khác đến đây mở để làm. Khi Thủ tướng Chính phủ có nghị định ngưng hoạt động các cơ sở sản xuất lò gạch thủ công, chúng tôi cũng đã chấp hành và làm theo chủ trương đầu tư lò gạch theo công nghệ hiện đại. Đầu tư mỗi lò gạch hơn 8 tỷ đồng, mới hoạt động chưa đầy 1 năm, chưa hoàn lại vốn, thì chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định ngưng hoạt động. Vì thế, khi chưa hết thời gian hoạt động (đến 2017-2020) theo Nghị định của Thủ tướng Chính phủ, thì không nên ngưng sản xuất các cơ sở này. Vì ảnh hưởng ngay cuộc sống của dân. “Mình tôi thì chẳng phải lo lắng gì, nhưng hơn 200 cơ sở ở đây phải ngừng hoạt động, nay phải lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, ngoài ra hàng nghìn lao động tại địa phương, cũng như ngoài tỉnh làm việc tại các cơ sở cũng sẽ bị mất việc, mất miếng cơm manh áo, chính quyền có lo nổi cơm cho họ không?”, bà Ánh nói.

Trong khi chờ đợi một “phép màu” từ cơ quan công quyền, từng ngày trôi qua, các chủ lò gạch như ngồi trên đống lửa. Công nhân lao động cũng không yên tâm sản xuất mà chỉ tập trung nghe ngóng quyết định có thể giúp họ tiếp tục kiếm cơm hay sẽ rơi vào vực thẳm đói nghèo.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.

                                                                     Nhóm PV điều tra

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top