Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021 | 11:56

Bảo vệ môi trường nông thôn đang là vấn đề “nóng”

Bảo vệ môi trường nông thôn đang là vấn đề “nóng”, được các địa phương tập trung xử lý trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt ở giai đoạn 2021-2022.

Số liệu cho thấy, Việt Nam có hơn 60 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm hơn 73% dân số cả nước. Mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉ lệ thu gom mới chỉ đạt khoảng 40%; tỉ lệ tái chế khoảng 3,24%; còn lại phần lớn chưa được thu gom để xử lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp vào môi trường.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí môi trường giữ vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng đời sống người dân. Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho thấy, môi trường khu vực nông thôn vẫn đối mặt với nhiều thách thức, nguy cơ ô nhiễm. Bảo vệ môi trường, giải được  bài toán rác thải đang là vấn đề “đau đầu” các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. 

 

ntm.jpg
Rác thải đang là vấn đề “đau đầu” các cấp chính quyền địa phương.

 

Thực tế cho thấy, các bãi rác ở nông thôn chủ yếu là các bãi rác tạm với quy mô phổ biến từ 200-500m2, không được đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của bãi rác hợp vệ sinh, rác thải chủ yếu được đổ lộ thiên và luôn trong tình trạng quá tải. Trong khi đó, hiện chưa có chính sách hỗ trợ cho các công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ, mức thu phí của người dân chỉ đủ cho các hoạt động thu gom và chưa có kinh phí cho các hoạt động vận chuyển và xử lý.

Ngoài ra, do dân cư nông thôn phân bố theo từng thôn, xóm với quy mô từ 50-100 hộ, khối lượng nước thải phát sinh từ 10-40m3/ngày đêm, rất khó khăn cho việc áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiện đại và quản lý công trình theo hướng chuyên nghiệp. Điều này khiến cảnh quan, môi trường nông thôn tại nhiều vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập.

Ông Nguyễn Minh Tiến khẳng định: Mặc dù còn rất nhiều thách thức, nhưng trong giai đoạn 2021 - 2025, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới, phù hợp với bối cảnh phát triển mới của đất nước.

“Môi trường và chất lượng môi trường sống là những tiêu chí có nhiều chỉ tiêu nhất. Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ được tính toán phù hợp và khả thi theo các cấp độ đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu đối với cấp xã và huyện”, ông Nguyễn Minh Tiến cho biết.

Chuẩn bị cho giai đoạn mới, nhiều địa phương đã chú trọng công tác bảo vệ môi trường, làm bước đệm cho năm 2022 - năm Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực thi hành.

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top