Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2021 | 13:21

Bí thư Thành ủy Huế và những câu chuyện về “tam nông”

Những bài viết của Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định về “tam nông” đăng tải trên tài khoản cá nhân của ông nhận được hàng nghìn lượt tương tác. Trong đó, có nhiều bài viết đã hỗ trợ bà con rất nhiều trong việc kết nối tiêu thụ nông sản.

“Ai mua cam, tôi bán cam cho”

Trong khoảng thời gian này, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thời tiết mưa nhiều khiến hàng trăm tấn cam ở Nam Đông (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế - sản phẩm đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể) gặp khó trong việc kết nối tiêu thụ.

Trước tình hình trên, nhiều đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang chung tay cùng nông dân tìm cách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ kết nối tiêu thụ cho sản phẩm nông sản này. Đáng kể, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định đã có bài viết riêng về vấn đề này đăng tải trên trang facebook cá nhân của mình để hỗ trợ bà con.

Bài viết “Ai mua cam, tôi bán cam cho” đăng tải trên tài khoản facebook cá nhân của ông Phan Thiên Định nhận được hàng nghìn lượt tương tác.
Bài viết “Ai mua cam, tôi bán cam cho” đăng tải trên tài khoản facebook cá nhân của ông Phan Thiên Định nhận được hàng nghìn lượt tương tác.

 

Ông Phan Thiên Định viết: “Các năm gần đây, cam Nam Đông đã trở thành một thương hiệu nông sản đáng tự hào của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nên việc vận chuyển lưu thông cam tại Nam Đông gặp khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ. Mùa mưa đang đến gần, nhưng nhiều vườn cam vẫn còn tồn một lượng khoảng gần 200 tấn. Các cơ quan của huyện và Thành phố Huế đang kết nối để giúp bà con Nam Đông tiêu thụ lượng sản phẩm này. Kính mong mọi người chung tay”.

Bài viết “Ai mua cam, tôi bán cam cho” nói trên của ông Phan Thiên Định đã nhận được hàng nghìn lượt tương tác từ các tài khoản facebook khác. Thông qua bài viết này, nhiều người đã vào bình luận và “chốt đơn” mua Cam Nam Đông. Bên cạnh đó, nhiều bình luận cảm ơn, trân trọng sự quan tâm của Bí thư Thành ủy Huế trong việc hỗ trợ bà con nông dân kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Nam Đông.

 

Vui mừng trước sự hồi sinh của sen trắng – sen gốc của Huế

Sen trắng được nhiều người cho là giống sen “kiêu kỳ” bởi lẽ, nó không chịu được sự ô nhiễm, nước bẩn… Bù lại, một khi sen trắng Huế nở hoa thì đó sẽ là những bông hoa tinh khiết, thơm ngát.

Và, các bộ phận trên cây sen nói chung hay sen trắng nói riêng như hạt, lá, củ… đều có thể được sử dụng để phục vụ đời sống thường ngày của mỗi người. Chưa dừng lại ở đó, bản thân sen trắng còn mang trong mình những giá trị to lớn về văn hóa của vùng đất Cố đô Huế.

Tuy nhiên, do khó trồng và năng suất không cao như các loài sen khác khiến sen trắng Huế một thời gian bị “lãng quên”. Vừa qua, nhiều cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tích cực “hồi sinh” giống sen này và bước đầu đã có những kết quả nhất định.

 

Sen trắng Huế được hồi sinh (ảnh: facebook Thiên Định Phan).
Sen trắng Huế được hồi sinh (ảnh: facebook Thiên Định Phan).

 

Vui mừng trước sự “hồi sinh”, phát triển của sen trắng trên vùng đất Huế, ông Phan Thiên Định viết: “Nhìn những đóa sen trắng tinh khôi, thơm ngát nở trên hồ Tịnh Tâm, hồ trước Điện Voi Ré và nhiều hồ khác quanh kinh thành, nhiều người Huế không khỏi bồi hồi”.

Ông Định cho rằng, việc “hồi sinh” sen trắng Huế là kết quả của quá trình nghiên cứu, của sự dấn thân và đầu tư vì “tình yêu Huế”. Ông thể hiện sự trân trọng, cảm ơn với những đóng góp thầm lặng của các cá nhân, tổ chức trong việc phục hồi sen trắng Huế nói riêng và sự phát triển của địa phương nói chung.

“Huế thì ai cũng muốn yêu nhưng làm ăn thành công với Huế là vấn đề không hề dễ. Theo dõi những bước đường các bạn nữ doanh nhân đã đi qua mới thấm thía những gian lao, đánh đổi để có những thành quả bước đầu. Có lẽ tình yêu Huế rất lớn cộng với sự nhạy cảm, tinh tế, chu đáo và bản lĩnh của người phụ nữ Huế đã làm nên điều đó”, Bí thư Thành ủy Huế đăng tải trên tài khoản facebook của mình.

 

Mong muốn thanh trà trở thành sản phẩm nông sản đặc sắc, cao cấp

Vào một buổi trưa tháng 4/2021, khi đi khảo sát tại phường Thủy Biều, TP. Huế (nơi được mệnh danh là “thủ phủ” của cây thanh trà – PV), Bí thư Thành ủy Huế mong muốn người dân nơi đây sẽ trở nên giàu có, sẽ bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa, truyền thống của quê hương mình.

Ông Phan Thiên Định cho rằng, vùng đất ngát hương thanh trà, xa xa là vùng đồng lúa xanh tươi, làng mạc yên bình và những con kênh nhỏ trong lành, những tiếng vui đùa hồn nhiên của trẻ thơ, tiếng ve râm ran gọi hè… xứng đáng là điểm du lịch thú vị cho du khách.

Khung cảnh tại phường Thủy Biều (ảnh: facebook Thiên Định Phan).
Khung cảnh tại phường Thủy Biều (ảnh: facebook Thiên Định Phan).

 

Bí thư Thành ủy Huế nhận định, những dự án hạ tầng giao thông, đô thị chuẩn bị khởi công sẽ “kéo” phường Thủy Biều gần hơn với trung tâm thành phố. Những dự án du lịch, văn hoá sẽ giúp cho địa phương này có thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế.

“Hy vọng sẽ có thêm dự án nông nghiệp để thanh trà trở thành sản phẩm đặc sắc cao cấp, làm cho người dân trở nên giàu có trên những khu vườn xinh đẹp và làng mạc an nhiên, cổ xưa của mình”, ông Phan Thiên Định tâm tư.

Bởi lẽ, theo Bí thư Thành ủy Huế: “Văn hoá, truyền thống sẽ được bảo tồn và phát huy khi con người ta có thể kiếm được công ăn việc làm và đủ sống trên quê hương của mình...”.

Ông Phan Thiên Định sinh ngày 10/12/1971, quê quán xã Phú Hải (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Trước khi giữ cương vị Bí thư Thành ủy Huế, ông Phan Thiên Định từng là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top