Cơ quan chức năng xác định việc xả thải của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên - Huế có nhiều thông số vượt quy chuẩn, qua đó, xử phạt công ty này hơn 640 triệu đồng.
Theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cơ quan này vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên - Huế (đóng tại Khu A, Khu công nghiệp Phong Điền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế).
Cụ thể, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên - Huế do bà Ratree Thongtub làm Giám đốc, đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là xả nước thải có lưu lượng khoảng 734,4 m3/ngày đêm ra môi trường, nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
Trong đó, thông số nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) trong nước thải vượt 1,46 lần, nhu cầu ôxy hóa học (COD) vượt 1,37 lần, amoni (NH4+-N) vượt 14,75 lần, tổng nitơ vượt 5,8 lần, tổng photpho vượt 1,06 lần so với cột A, QCVN 11-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phạt tiền 640.000.000 đồng đối với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên - Huế. Trong đó, công ty này bị phạt 400.000.000 đồng đối với thông số amoni (NH4+-N) vượt 14,75 lần so với cột A, QCVN 11-MT:2015; phạt tăng thêm 60% là 240.000.000 đồng đối với các thông số: Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5) vượt 1,46 lần, nhu cầu oxi hóa học (COD) vượt 1,37 lần, tổng nitơ vượt 5,8 lần.
Ngoài ra, Công ty Ccổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam -Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên - Huế còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Rà soát, cải tạo công trình xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật là 3.912.000 đồng.
Như vậy, tổng số tiền Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên - Huế phải nộp phạt là 643.912.000 đồng.
Liên quan đến vụ việc này, thời gian qua, đã có lượng lớn cá tự nhiên ở các hồ, kênh mương cạnh các nhà máy thuộc Khu công nghiệp Phong Điền chết hàng loạt. Uớc chừng đã có ít nhất khoảng 1 tấn cá tự nhiên tại các ao hồ, khe suối bị chết, trong đó loại cá bị chết nhiều nhất là cá rô phi.
Sau khi sự việc xảy ra, Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế tiến hành lấy mẫu, quan trắc nước thải đột xuất tại Nhà máy chế biến tôm đông lạnh của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên - Huế đóng tại Khu công nghiệp Phong Điền.
Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý của công ty vào hai thời điểm khác nhau cho thấy có 5/10 chỉ tiêu đo đạc, phân tích vượt giá trị nồng độ tối đa cho phép QCVN 11-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
Sau bị phát hiện xả thải vượt quy chuẩn làm cá chết hàng loạt, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên - Huế có văn bản kiến nghị cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ nhắc nhở thay vì xử phạt vi phạm hành chính vì sợ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.