Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 5 năm 2018 | 17:39

Biển miền Trung đã sạch và an toàn sau sự cố Formosa

Qua 02 năm tích cực triển khai, đến nay chất lượng nước biển, môi trường biển đã được khôi phục, hoạt động khai thác, nuôi trường, sản xuất kinh doanh thủy - hải sản đã trở lại bình thường, người dân an tâm bám biển ra khơi...

Sáng 17/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho người dân ở bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
 
Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng  thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương 04 tỉnh thiệt hại do môi trường biển.
 
Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Sự cố môi trường biển xảy ra từ tháng 04 năm 2016 tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảngvà Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, được xem là rất nghiêm trọng, gây thiệt hại về môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất kinh doanh của 510.000 người.
 
Qua 02 năm tích cực triển khai, đến nay chất lượng nước biển, môi trường biển đã được khôi phục, hoạt động khai thác, nuôi trường, sản xuất kinh doanh thủy - hải sản đã trở lại bình thường, người dân an tâm bám biển ra khơi, du khách đã được đắm mình trên những bãi biển miền Trung xinh đẹp và sử dụng các món hải sản yêu thích.
 
tt.jpg
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.
Theo thống kê của Bộ Tài Chính, tính đến ngày 10/5/2018, tổng kinh phí các tỉnh phê duyệt để chi trả hỗ trợ bồi thường thiệt hại là 6516 tỷ đồng, trong đó Hà Tĩnh 1748, tỷ đồng, Quảng Bình 2784,8 tỷ đồng, Quảng Trị 1053,5 tỷ đồng, Thừa Thiên - Huế 972,8 tỷ đồng. Đến nay, công tác chi trả ở Hà Tĩnh đạt 98,5%, Quảng Bình 98,2%, Quảng Trị 98,8% và Thừa Thiên - Huế 100%.
 
nd22.jpg
Biển miền Trung đã bình thường trở lại, ngư dân Quảng Trị đánh bắt được nhiều cá lớn có giá trị.
Đặc biệt, từ sau sự cố môi trường, Bộ TNMT đã hướng dẫn các địa phương và trực tiếp triển khai các hoạt động quan trắc, giám sát đánh giá môi trường nước biển và công bố chất lượng môi trường nước biển tại vùng biển 04 tỉnh miền Trung. Bộ Y tế đã giám sát, xác nhận an toàn thực phẩm hải sản đông lạnh và xử lý 582 lô sản phẩm hải sản lưu kho. Từ cuối năm 2017, kết quả các đợt giám sát cho thấy các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với hải sản tại tất cả các vùng biển của 04 tỉnh đã đảm bảo an toàn. Công tác giám sát và khắc phục lỗi vi phạm của Formosa được chú trọng.
 
Về hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ học phí, tạo công ăn việc làm cho người dân được đảm bảo. Theo tổng hợp báo cáo của bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến ngày 20/5/2018, các đối tượng thuộc diện hỗ trợ đã được cấp 237.781 thẻ BHYT, với tổng số tiền mua thẻ là 118,66 tỷ đồng.
 
Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Ban chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng cho phép kết thúc hoạt động của ban chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện nội dung còn lại theo Quyết định số 12/QĐ-TTr ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
 
cuong.jpg
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường báo cáo tại hội nghị
 
Ban chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo và giao Chủ tịch UBND các tỉnh tập trung, khẩn trương giải quyết giứt điểm việc chi trả tiền hỗ trợ, bồi thường cho các đối tượng cá biệt còn tồn đọng; thực hiện các chính sách về an sinh xã hội và tập trung triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nghề các phục vụ người dân bị ảnh hưởng; các dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản, các dự án quan trắc và cảnh báo môi trường tại 04 tỉnh là 62,9 tỷ đồng.
 
Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các doanh nghiệp đưa lao động của 04 tỉnh đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, tập trung vào các nghề: thuyền viên tàu cá, sản xuất chế tạo trong ngành công nghiệp... Đến ngày 31/01/2018, đã đưa 32.231 người đi lao động theo hợp đồng.
 
Năm 2017, du lịch tại 04 tỉnh bắt đầu phục hồi, khách du lịch nội địa đến các điểm tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí trong dịp nghỉ lễ, tết tăng cao so với năm 2016. Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành năm 2017 đều tăng cao so với năm 2016.
 
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, những vấn đề bồi thường thiệt hại cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng đến nay đã hoàn tất và chấm dứt hoạt động của Ban chỉ đạo.
 
Còn Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành, đặc biệt lãnh đạo các địa phương 4 tỉnh từ tỉnh, xuống huyện, xã ,thôn và nhân dân 04 tỉnh đã đồng tình, nhất trí cao về đánh giá tác động môi trường biển, đánh giá đối tượng thiệt hại đúng yêu cầu đặt ra. Phó Thủ tướng cũng khẳng định cuộc sống ngư dân sau 02 năm sau sự cố về môi trường biển đến nay đã được khắc phục, đưa lại niềm tin giữa người dân và lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương. Đặc biệt niềm tin đối diện sự lãnh đạo toàn diện của Chính phủ. Ngư dân 04 tỉnh đã trở lại ra khơi bám biển, khai thác thủy hải sản, sản lượng đạt và vượt so với trước khi xảy ra sự cố môi trường.
 
hhh.jpg
Bộ Y tế khẳng định nước biển và hải sản tầng đáy 04 tỉnh miền trung nay đã thực sự an toàn
 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Để khẳng định được vấn đề này qua một quá trình khá dài, Bộ Y tế đã tập hộ các ý kiến của các nhà khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước một cách khách quan, chính xác. Và đặc biệt kể từ khi xảy ra sự cố môi trường biển đến nay Bộ đã chỉ đạo 5 lần lấy mẫu xét nghiệm tầng đáy nước biển của 04 tỉnh, đồng thời cũng lấy mẫu một số tỉnh khác không bị ô nhiễm để đối chứng. Đặc biệt trong những ngày gần đây nhất, Bộ đã chỉ đạo kiểm tra lần cuối lấy nước biển và hải sản tầng đăý 20 hải lý trở vào của 04 tỉnh đều cho kết quả an toàn. Vì thế, Bộ Y tế khẳng định nước biển và hải sản tầng đáy 04 tỉnh miền trung nay đã thực sự an toàn để người dân, du khách tắm biển, thể thao dưới nước và tiêu thụ sản phẩm các loại cá, tôm…
 
tt3.jpg
 
Ý kiến phát biểu của lãnh đạo 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế cũng đều nhất quán đồng tình với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành trung ương đã đánh giá đúng về thiệt hại đối với từng địa phương và mỗi người dân cũng như doanh nghiệp để kịp thời động viên chia sẽ, kịp thời hỗ trợ gạo, tiền, không để bất kỳ một ngư dân nào thiếu ăn, kịp thời đầu tư hỗ trợ kinh phí mua sắm, sửa sang tàu thuyền tiếp tục đi vào sản xuất ổn định…
 
Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn lãnh đạo và nhân dân 04 tỉnh miền Trung đã luôn đồng hành với Chính phủ trong việc khắc phục hậu quả về thiệt hại môi trường biển. Thủ tướng cũng đánh giá cao về tinh thần vào cuộc khác phục nhanh, kịp thời, chính xác của các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, đã động viên ngư dân vượt qua những thiệt hại to lớn về môi trường biển, nhất là vấn đề đánh giá mức thiệt hại của các tổ chức, đơn vị, tập thể và mỗi cá nhân, gia đình ngư dân chính xác để đền bù đúng đối tượng.
Mặc dù, cấp ủy Đảng, chính quyền của các địa phương này đã làm việc hết sức khách quan nhưng không thể đền bù chính xác được 100%, nhưng dẫu sao những đối tượng được đền bù cũng đã cảm thấy an lòng sau khi bị thiệt hại. Còn với một số ít ngư dân có thể chưa đồng tình với cách đền bù thiệt hại nhưng do không đúng đối tượng theo quy định thì rõ ràng không nhận được khoản đền bù mà pháp luật quy định.
 
Thủ tướng một lần nữa biểu dương các tỉnh đến nay đã lãnh đạo, chỉ đạo ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển, phát triển sản xuất, đời sống dân sinh đã ổn định và phát triển trở lại. Trước lúc diễn ra Hội nghị tổng kết, để có được đánh giá thực sự khánh quan, Thủ tướng đã phân công hai Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Trịnh Đình Dũng cùng Thủ tướng đi thị sát một số địa phương ven biển, những nơi chịu hậu quả nặng nề nhất, cho thấy tất cả mọi người dân ở đây đã an tâm, phấn khởi nhờ có sự quan tâm đặc biệt về công tác hỗ trợ thiệt hại của Chính phủ, chính quyền các địa phương. Ngư dân đã thực sự ổn đinh, tin tưởng qua cơn hoạn nạn.
 
Thủ tướng khẳng định điều quan trọng nhất sau sự cố môi trường biển đó là việc người dân tin vào hệ thống chính trị, tình đoàn kết của nhân dân trong hoạn nạn, đồng thời tôi rèn bản lĩnh lãnh dạo các địa phương. Bên cạnh đó Thủ tướng cũng nhắc nhở các cá nhân, tập thể không được thỏa mãn, chủ quan vào những việc đã làm được. Đồng thời Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển nói riêng – một ưu thế trong nền kinh tế quốc dân.
 
Thủ tướng tin rằng sau sự việc khắc phục thành công sự cố biển nười dân 04 tỉnh miền trung với bản tính anh hùng, bất khuất, chịu thương chịu khó sẽ vươn lên mạnh mẽ trong thời gain tới.
 
 
Anh Bình
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top