Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 13 tháng 2 năm 2020 | 21:54

Bộ Nông nghiệp kêu gọi DN hạ giá thịt lợn xuống 75.000 đồng

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc hạ và ổn định giá thịt lợn là một cách để chính các doanh nghiệp bảo vệ thị trường bền vững.

thit-lon.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

 

Tại Hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và các bệnh trên đàn gia súc năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức sáng 13/2, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã kêu gọi các công ty, doanh nghiệp lớn về chế biến và chăn nuôi lợn giảm giá thịt lợn hơi xuống mức 75.000 đồng/kg (hiện đang ở mức trên 80.000 đồng/kg) trong tuần tới.

Theo Bộ trưởng, các doanh nghiệp cần tự đưa ra các giải pháp tiết kiệm các khâu sản xuất, tiết kiệm trong việc quản trị bộ máy vận hành để hạ giá thành thịt lợn. Mức giá 75.000 đồng được Bộ trưởng đánh giá là một mức giá hợp lý để doanh nghiệp và người tiêu dùng đều có lợi.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng việc hạ và ổn định giá thịt lợn là một cách để chính các doanh nghiệp bảo vệ thị trường bền vững. Bởi giá thịt lợn nếu duy trì ở mức cao dễ dẫn đến người tiêu dùng tìm kiếm các loại thực phẩm khác. Cùng với đó, các nguồn thịt không rõ nguồn gốc, chất lượng sẽ thâm nhập thị trường, không chỉ gây loạn về giá cả mà còn là nguy cơ, tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.

Với các doanh nghiệp không chịu hạ giá, Bộ sẽ cương quyết đưa ra những biện pháp để bình ổn giá về mức 75.000 đồng. 

Theo báo cáo của chi cục Thú y (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, cả nước đã tiêu hủy 18.246 con lợn do bệnh dịch tả lợn châu Phi. Cụ thể, trong tháng 1/2020, cả nước đã tiêu hủy 12.037 con, giảm 99% so với tháng 5/2019; đầu tháng 2 (đến ngày 11/2) đã tiêu hủy 6.209 con.

Cục Thú y khẳng định cho đến nay, dịch Tả lợn châu Phi đã được kiểm soát khá tốt. Hầu hết các địa phương có trên 95% số xã có dịch đã qua 30 ngày chưa tái phát. Đây là điều kiện cần thiết để tổ chức nuôi, tái đàn lợn. 

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, tính đến ngày 5/2, tổng đàn lợn trên cả nước là trên 24 triệu con, trong đó có khoảng 2,7 triệu con lợn nái, dự kiến đến tháng 10/2020 sẽ đạt số lượng lợn bằng với thời điểm trước khi bùng phát dịch.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, các trang trại, gia trại có điều kiện đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học được tái đàn để cung cấp các sản phẩm thịt lợn cho thị trường và bình ổn giá./.

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top