Cuộc tọa đàm trực tuyến chủ đề "Thu hút đầu tư nông nghiệp bằng Đề án tái cơ cấu ngành NN&PTNT" được tổ chức vào lúc 13h00 ngày 16/9/2016 tại Cổng TTĐT Chính phủ.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tọa đàm về thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Mặc dù nông nghiệp là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp chiếm chưa tới 1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Làm thế nào để thu hút thêm doanh nghiệp, huy động nhiều hơn nguồn vốn từ xã hội để tái cơ cấu nông nghiệp đang là bài toán khó đối với ngành nông nghiệp.
Theo Bộ NN&PTNT, trên 96% doanh nghiệp tham gia vao ngành nông nghiệp đều là những doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ. Nguyên nhân khách quan khiến nhiều DN ngại đầu tư vào nông nghiệp là rủi ro lớn từ thiên tai, dịch bệnh, lợi nhuận thấp, bấp bênh… Hơn nữa, nhiều DN ngại đầu tư vào nông nghiệp do khó tiếp cận đất đai và nguồn vốn.
Thực tế cho thấy, đến thời điểm này, các xung lực để "kéo" DN đầu tư vào nông nghiệp đã tụ hội khá đầy đủ. Nếu trước đây, chỉ có một số ít DN vừa và nhỏ đầu tư vào nông nghiệp, mà cũng chỉ ở khâu thương mại, thì hiện các DN đã đầu tư theo chuỗi, từ khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm.
Trong sơ kết 3 năm thực hiện, Bộ NN&PTNT cũng thừa nhận, ngành nông nghiệp vẫn tồn tại nhiều yếu kém cần khắc phục như sức cạnh tranh chưa cao, chuỗi giá trị ngắn. Ví dụ, trong lĩnh vực trồng trọt có 13 triệu hộ nông dân, bình quân mỗi hộ chỉ có 0,3 ha đất. Ngoài ra, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thị trường rất bấp bênh, không bền vững, thậm chí có thị trường đang đe dọa giảm kim ngạch nhập khẩu, như mặt hàng lúa gạo, thủy sản…
Vào lúc 13h00 ngày 16/9 tại Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tham dự buổi tọa đàm, trao đổi xung quanh vấn đề thu hút đầu tư vào lĩnh vực NN&PTNT thông qua quá trình tái cơ cấu của ngành nông nghiệp.
Dưới đây là toàn văn nội dung buổi Tọa đàm:
Ngành nông nghiệp đã thực hiện đề án tái cơ cấu được 3 năm, tuy nhiên việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực này còn rất hạn chế. Điều này dẫn đến khó khăn trong định hướng chuyển ngành nông nghiệp Việt Nam sang nền sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Cổng TTĐT Chính phủ thực hiện buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp thông qua đề án tái cơ cấu ngành NN&PTNT”.
Xin trân trọng giới thiệu vị khách mời đặc biệt ngày hôm nay: Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Trước hết xin cảm ơn Bộ trưởng đã tham dự cuộc tọa đàm hôm nay. Thưa ông, sáu tháng đầu năm nay, lần đầu tiên nông nghiệp tăng trưởng âm, ông đánh giá nguyên nhân là gì?
Chúng ta biết rằng nửa đầu năm, lần đầu tiên trong nhiều năm nông nghiệp có GDP tăng trưởng âm 0,18%, gây ra tác hại lớn. Cho đến nay, nông nghiệp chiếm vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, 70% số dân vẫn sống ở khu vực nông nghiệp và hiện có 46% lao động trong khu vực này.
Những năm qua, nông nghiệp trở thành điểm đệm trong nền kinh tế, nhất là thời điểm kinh tế khó khăn. Do vậy, việc tăng trưởng âm là điều trăn trở chung của toàn ngành, tác động không nhỏ tới đời sống bà con nông dân, nhất là vùng khó khăn.
Biến đổi khí hậu làm tất cả vùng sản xuất bị đảo lộn, ĐBSCL nguy cơ ngập tới 1 m sau 100 năm nữa, ảnh hưởng tới tất cả vùng sản xuất trọng điểm. Theo kịch bản 2012 công bố, tốc độ diễn ra khốc liệt hơn, nhanh hơn.
Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, hàng nông sản có cơ hội đi quốc tế nhiều hơn nhưng phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt với nông sản phẩm hàng hóa thế giới ở quốc gia có lợi thế hơn nhiều về tài nguyên, khoa học, sức sản xuất, quản trị…, cùng lúc chịu 3 áp lực nên phải tập trung tái cơ cấu lại theo hướng sản xuất hàng hóa, chuỗi giá trị tập trung bền vững.
Sau 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu, ông đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và định hướng cho giai đoạn tới?
Chúng ta đang biết nông nghiệp sau 30 năm đổi mới đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa không chỉ bảo đảm an ninh lương thực, mà còn xuất khẩu 30 tỷ USD năm 2015.
Nông nghiệp vẫn dựa trên nền sản xuất nhỏ lẻ, quy mô phân tán là chính… Điều này đã làm cho năng suất lao động thấp so với khu vực và thế giới, không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập và còn rất khó cạnh tranh về kinh tế khi hội nhập. Đây là nút thắt lớn nhất của ngành nông nghiệp.
Nông nghiệp còn phải đối mặt với biến đổi khí hậu, đây là thách thức toàn cầu. Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu.
Trong 6 tháng đầu năm đã rất rõ điều đó, biến đổi khí hậu đã làm cho sản xuất truyền thống của chúng ta bị đảo lộn, nước biển dâng, thậm chí Đồng bằng sông Cửu Long nguy cơ theo kịch bản đã công bố sẽ ngập tới 1m sau 100 năm nữa. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất tại tất cả các vùng trọng điểm của Việt Nam. Chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ này, xảy ra theo kịnh bản chúng ta công bố năm 2012 với tốc độ xảy ra khốc liệt hơn, nhanh hơn.
Chúng ta đang hội nhập sâu rộng với thế giới, điều này đồng nghĩa là hàng nông sản Việt Nam có cơ hội đi thị trường quốc tế nhiều hơn nhưng chúng ta sẽ phải chịu chấp nhận cạnh tranh khốc liệt với các hàng hóa thế giới vốn có sức cạnh tranh nhiều hơn của chúng ta về tài nguyên, khoa học, công nghệ, sức sản xuất, quản trị.
Như vậy cùng một lúc chúng ta phải chịu 3 áp lực trên. Do đó chúng ta không còn con đường nào khác phải tái cơ cấu ngành, theo hướng sản xuất hàng hóa chuỗi giá trị bền vững có giá trị gia tăng cao, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Sau 3 năm thực hiện đề án, chúng đã đạt được một số kết quản ban đầu có tính chất tiền đề:
Một là sự chuyển biến về nhận thức ở các cấp độ: Doanh nghiệp, xã hội, người dân. Nền sản xuất nhỏ lẻ, giờ trước yêu cầu thực tế, yêu cầu hội nhập, cần phải chuyển sang tái cơ cấu bền vững. Đầu tiên là sự chuyển biến về nhận thức. Điều này thể hiện ở việc 63 tỉnh, thành phố đều có đề án, chương trình hành động cụ thể, tùy từng điều kiện, cấp độ từng nơi và đã có những kết quả ban đầu.
Ví dụ Lâm Đồng đã ứng dụng nền nông nghiệp công nghệ cao, 25% diện tích, thu nhập bình quân 243 triệu đồng/ ha; Đồng Tháp đã chọn 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh: hoa, gạo, vịt, trái cây, thủy sản để tập chung chính sách, quy hoạch vùng…
Hay Hà Giang là tỉnh miền núi khó khăn trong quá tình canh tác sản xuất, nhưng đã đi sâu vào khai thác lợi thế như rau, dược liệu, tổ chức lại sản xuất chăn nuôi.
Tất cả 63 tỉnh, thành phố đều có chương trình hành động để chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
Thứ hai là một số ngành hàng đã thực hiện tái cơ cấu với kết quả rõ nét. Chẳng hạn, chúng ta đã tổ chức ngành hàng sữa với trụ cột là các doanh nghiệp đầu tư khoa học, công nghệ, vốn và đặc biệt là tạo chuỗi khép kín từ chăn nuôi cho đến tiếp cận thị trường, do đó ngành sữa Việt Nam trong 5 qua đã tăng trưởng lớn nhất thế giới.
Hay trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn, sau tái cơ cấu chúng ta đã có kết quả nền tảng. Trong 30 triệu con lợn, đàn nái ngoại khoảng 4 triệu con, 15% là nái ngoại có chất lượng tương đương thế giới. Đặc biệt trong quản trị chăn nuôi, mỗi năm sản xuất 4-4,5 triệu tấn thịt lợn, hiện nay chăn nuôi theo quy mô trung bình và lớn chiếm tới 40%, riêng sản lượng chiếm 55% được quản trị quy mô khá tiên tiến.
Tái cơ cấu nông nghiệp thực ra là quá trình tái cấu trúc lại tổ chức sản xuất, do đó một số năm thì chưa thể có kết quả lớn như chúng ta mong muốn. Trên bình diện chung, chúng ta có một giới hạn quy mô nhất định. Sau 3 năm, mới dừng lại ở một số mô hình, một số tỉnh sản xuất hàng hóa, còn phổ biến phải cần quá trình quyết liệt hơn, dài hơn nữa.
Theo cập nhật của Bộ trưởng, tình hình doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiện nay như thế nào?
Để tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, DN là hạt nhân cốt yếu, làm nền tảng cho mọi liên kết thực hiện được nền sản xuất hàng hóa tập trung. Đến nay, có khoảng 3.643 DN đầu tư vào nông nghiệp/gần nửa triệu DN đầu tư vào ba khu vực nền kinh tế. Số lượng thì còn ít chưa đến 1%, trong đó 90% số DN đầu tư là DN nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Số DN lớn mang tính đầu tàu còn ít.
Việc thực hiện Nghị định 210 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thời gian vừa qua không được như kỳ vọng. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, địa phương còn nhiều vấn đề bất cập, chưa huy động được nhiều nguồn lực tư nhân đầu tư vào ngành nông nghiệp. Ông thấy vấn đề trên thế nào?
Thời gian qua, chủ trương, chính sách, cơ chế liên tục được hoàn thiện, trong đó có nội dung tập trung làm sao đổi mới khuyến khích DN đầu tư phát triển kinh tế nói chung, trong đó có nông nghiệp. Trước đó có Nghị định 61, sau đó sửa đổi, gần đây nhất là Nghị định 210 nhằm thu hút ưu đãi khuyến khích DN tập trung đầu tư vào nông nghiệp. Đến nay, một số nơi làm tốt, còn bình diện chung một số nội dung của chính sách 210 chưa đi vào cuộc sống được. Ví dụ, Nghị định 210 áp dụng trên mọi vùng miền nhưng điều kiện phát triển mọi vùng miền khác nhau, chính sách chưa phân định được.
Thứ hai, áp dụng chính sách hỗ trợ sau đầu tư theo Nghị định 210, mức tối đa chỉ 2,5 tỷ đồng. Đầu tư nông nghiệp rủi ro lớn, một số ngành hàng yêu cầu vốn lớn. Với các địa phương hiện nay Trung ương còn phải điều tiết về ngân sách thì bản thân địa phương gặp khó trong kinh phí, bởi Trung ương chỉ tập trung dự án đầu tư lớn, phân khúc lớn.
Bên cạnh đó, một số hình thức tín dụng hay trong vấn đề tiếp cận đất đai còn đang bất cập. Thủ tướng đã giao Bộ NN&PTNT và các bộ liên quan khảo sát, đánh giá, đề xuất tiếp tục có kiến nghị để Nghị định 210 sát thực tiễn hơn, khuyến khích DN đầu tư.
Một trong những nút thắt hạn chế các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là vấn đề tích tụ đất đai để có vùng sản xuất lớn, hàng hóa. Vậy làm sao có thể tháo gỡ được nút thắt này để thúc đẩy DN vào nông nghiệp?
Hiện nay những khó khăn đang kìm hãm DN đầu tư có nhiều, trong đó điển hình là nút thắt đất đai. Tất cả DN đầu tư muốn sản xuất phải có đất. Đất nông nghiệp, năm 1993 đã thực hiện giao đất cho nông dân ổn định lâu dài, khi nhu cầu cần tập trung thì quá trình đối mặt trước mắt khó khăn.
Để giải quyết cho DN, nhiều tỉnh đã sáng tạo cách làm. Ví dụ tại tỉnh Hà Nam, trên cơ sở giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân, những nơi nông dân cảm thấy làm hiệu quả không bằng dồn vào một tổ chức làm tốt hơn thì trên cơ sở dân tự nguyện, tỉnh đại diện giao lại đất cho DN. Quyền sử dụng đất vẫn của nông dân, chuyển quyền sử dụng trong giới hạn thời gian nhất định.
Ví dụ tiếp theo là tại tỉnh Nam Định, một số DN mạnh dạn tiếp nhận quyền sử dụng đất qua việc chuyển nhượng của người dân. Tuy nhiên vấn đề này bị giới hạn bởi hạn điền. Hiện nay, quy định hạn điền cho phép DN tiếp nhận chuyển nhượng chỉ giới hạn 20-50 ha. Tuy nhiên, DN tổ chức làm tốt vẫn tích tụ được diện tích nhất định.
Tiếp theo là hình thành các hợp tác xã. Nhiều nông dân xúm vào cùng nguyện vọng, thống nhất mục tiêu sản xuất, liên kết chặt với DN để DN làm mũi nào tốt nhất, còn HTX làm phân khúc hợp lý và giá thành thấp. Con đường này đúng luật.
Sau khi giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, Nhà nước đã có những thể chế, cơ chế để nông dân thực hiện quyền. Tuy nhiên, chế tài làm cái này phải rõ hơn nhằm tạo điều kiện cho DN có đất tổ chức sản xuất.
Vừa qua, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức diễn đàn tìm hiểu, xúc tiến DN đầu tư vào nông nghiệp. Hai vấn đề nổi cộm được tập trung tháo gỡ thời gian tới là tích tụ đất để DN có điều kiện sản xuất; tập trung nhóm giải pháp để phát triển kinh tế tập thể, chủ thể là HTX. Ban Kinh tế Trung ương sẽ chỉ đạo tiếp Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng bộ, ngành liên quan tiếp tục bàn thảo sâu về hai vấn đề này.
Có một tín hiệu tốt hiện nay là có những doanh nghiệp lớn, quan tâm đầu tư vào nông nghiệp. Đây sẽ là cú hích quan trọng để hình thành các liên kết trong tổ chức sản xuất nông nghiệp. Theo ông, những đơn vị này có bảo đảm được vai trò này không?
Điều đáng mừng gần đây nhiều DN lớn đã nghiên cứu và quyết định đầu tư vào nông nghiệp, ví dụ Vingroup đã lập Vineco với số vốn 2.000 tỷ đồng với chiến lược 2 năm phấn đấu hoàn thành khoảng 300 nhà kính phát triển tập trung sản xuất rau sạch; tập trung phát triển chuỗi mặt bằng phân phối nông sản ở các vùng miền. Sau 1 năm, qua quá trình tham quan, một số trở thành đã hiện thực sản xuất, ví dụ 46 nhà kính ở Tam Đảo, đang triển khai ở Hải Phòng và một số nơi.
Trong chuỗi sản phẩm về thịt lợn, gà, Dabaco ở Bắc Ninh, một năm sản xuất tới 45 triệu con giống, mỗi ngày 1 triệu trứng thương phẩm, 8 siêu thị phân phối sản phẩm sạch.. DN đã nhìn thấy tiềm năng, khả năng có thể sinh lời trong nông nghiệp. Đây là tín hiệu rất đáng mừng.
Việc các doanh nghiệp vào đầu tư trong nông nghiệp cũng đồng nghĩa với việc tích tụ ruộng đất vào các đơn vị sản xuất này. Có không ít ý kiến lo lắng, nếu vậy thì nông dân sẽ mất tư liệu sản xuất. Ý kiến ông thế nào?
Ở đây làm rõ, khi thực hiện chính sách giao quyền sử dụng đất cho nông dân cũng tính tới tích tụ, nên đã có quyền chuyển nhượng quyền đó cho người sản xuất lớn hơn. Luật quy định rõ điều này.
Không phải cứ có đất là có đời sống. Đời sống nhân dân, việc làm nhân dân mới đáng chú ý. Sử dụng đất đã có chế tài quy định. Ai làm việc tốt hơn thì làm, sản xuất trên quy mô lớn có điều kiện cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản trị để ra nhiều việc làm hơn. Thu nhập của người dân, DN và tổ chức sản xuất cũng cao hơn.
Vấn đề vốn, các thủ tục hành chính là những khó khăn, rào cản để doanh nghiệp đầu tư vào nền kinh tế nói chung và nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói riêng. Hơn nữa, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp có sự rủi ro cao và tỉ suất lợi nhuận thấp. Bộ NN&PTNT có giải pháp gì?
Hiện nay sản xuất của DN trong tình trạng chung, mọi điều kiện vốn tham gia sản xuất kinh doanh vẫn cần lượng lớn về tín dụng, thậm chí tới 80-90%. Trong nông nghiệp thời gian qua, tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại có sự chuyển đổi nhanh. Ví dụ, chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trong 6 năm qua, tổng số đầu tư vào thì 51% là tín dụng. Trong mục nông thông nông nghiệp tỉ lệ nợ xấu rất thấp. Dư địa đầu tư vào nông nghiệp nông thôn còn rất lớn.
Thời gian qua, DN ngân hàng thương mại đã tập trung có chuyển biến đầu tư bằng cải cách hành chính thủ tục. Trước yêu cầu thực tế, ngành ngân hàng phải tiếp tục đổi mới. Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để tập trung vào các gói tái cơ cấu ngành hàng, cấp tỉnh, địa phương…, phối hợp tập trung sâu hơn vào tái cơ cấu theo hướng này.
Con tôm gần đây được Bộ tập trung chỉ đạo định hướng phát triển nhanh. Tuy nhiên, Mỹ vừa áp dụng thuế chống bán phá giá với mặt hàng này. Các doanh nghiệp đang lo ngại. Bộ trưởng có tập trung giải pháp gì?
Gần đây đang tập trung nhiều vào thủy sản, trong đó có tôm. Đây là đối tượng có nhiều dư địa. Thị trường dự báo trước mắt và lâu dài là có cơ hội. Đây là một trong những tiềm năng phải khai thác.
Hiện nay, Mỹ dự kiến kiện bán phá giá tôm Việt Nam. Đây là lần kiện thứ 11 rồi Một khi chấp nhận “sân chơi” quốc tế đương nhiên phải đối đầu. Ta phải có chế tài đầy đủ tiếp tục đấu tranh, bảo đảm minh bạch, bình đẳng. Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Bộ Công Thương để bàn bước đi. Chấp nhận cuộc chơi ,xảy ra tình huống là phải ứng phó, đề nghị DN cũng nhìn nhận như vậy.
Song song với đó còn phải mở rộng khai thác thị trường khác. Mới đây, một Thứ trưởng đã sang Australia thúc dẩy XK tôm nguyên con. Tháng 11 tới, phía Australia sẽ sang tổng kiểm tra điều kiện Việt Nam, mở ra triển vọng cho tôm nói riêng, thủy sản nói chung.
Giống tôm là yếu tố quan trọng trong việc mở rộng sản xuất tôm. Bộ đã có nhóm giải pháp gì để đáp ứng yêu cầu phát triển?
Tôm còn dư địa lớn. Hiện có hai nhóm sản phẩm lớn, một là tôm sú, hai là thẻ chân trắng. Năm nay phấn đấu cả năm đạt 660.000 ha nuôi trồng, sắp tới nâng lên 700.000 ha.
Đối với tôm thẻ chân trắng, 131 DN đã làm bước đầu cơ bản tốt khâu tiếp nhận mua giống nước ngoài về sản xuất. Sản xuất tôm giống bố mẹ bảo đảm được khoảng 20%. Dự tính 3-5 năm nữa, với sự phát triển của các DN có thể cơ bản giải quyết được tôm giống bố mẹ của thẻ chân trắng, làm chủ con giống.
Với tôm sú, hiện Bộ chỉ đạo Viện Thủy sản nghiên cứu ra sản phẩm ban đầu. Hiện nay, đang dùng tôm giống tận dụng ở điều kiện tự nhiên, trước mắt đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, Bộ đang tập trung chỉ đạo một số đề tài để phải giải quyết được tôm sú bố mẹ. Đây là dư địa đặc biệt, có thể mở rộng diện tích, giá trị cao.
Từ nay đến cuối năm, những dư địa nào còn có thể tập trung phát triển để bảo đảm cho tăng trưởng của ngành trong bối cảnh 6 tháng đầu năm đã âm 0,18%?
Những tháng cuối năm có hai nhiệm vụ song song, một là tiếp tục tái cơ cấu, trước mắt phải tập trung vào mặt hàng có dư địa để bù đắp. Hai là chăn nuôi, trong chăn nuôi cả ba nhóm gia cầm, đại gia súc và lợn đều rất thuận lợi.
Tổng lượng thức ăn sản xuất dự kiến cả năm nay khoảng 16 triệu tấn, giá nguyên liệu đầu vào hạ hơn so với năm trước. Lượng giống chuẩn bị tích cực cho cả ba đối tượng. Năm nay, không có dịch bệnh lớn trên cả ba đối tượng trên. Thuận lợi còn là tín hiệu thị trường nội địa tốt, giá lợn bò, gà đang tốt, đặc biệt là có thể XK dù là XK tiểu ngạch. Miền Bắc và cả nước từ sau rằm tháng 8 mùa cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tốt cả nội địa và XK. Số liệu tổng hợp dự báo từ nay đến cuối năm tốc độ tăng trưởng được 4-5%.
Thủy sản từ nay tới cuối năm với tốc độ tăng đàn, thị trường khả năng cán được 660.000 ha để có sản lượng tôm 680.000 tấn, XK tốt, cuối năm vượt trên 3 tỷ USD, tính tổng thủy sản cán đích trên 7 tỷ USD.
Rau quả tốc độ từ tháng 6 trở đi tốc độ tốt, bình quân chung tăng trưởng 37%/tháng. Năm nay khả năng giá trị XK rau quả lần đầu tiên vượt gạo, đạt khoảng 2,5-2,6 tỷ USD.
Ngoài ra, cây công nghiệp trừ cao su, sắn, gạo sụt giảm, còn lại điều, cà phê, tiêu đều tăng. Nhóm mặt hàng đó còn dư địa, địa phương đang tập trung quyết liệt, tin rằng tăng trưởng đủ bù đắp.
Thực tế cho thấy, đến thời điểm này, các “xung lực” để kéo DN đầu tư vào nông nghiệp đã tụ hội khá đầy đủ. Nếu trước đây, chỉ có một số ít DN vừa và nhỏ đầu tư vào nông nghiệp, mà cũng chỉ ở khâu thương mại, thì hiện các DN đã đầu tư theo chuỗi, từ khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm.
Cùng với những chủ trương thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp rất cụ thể mà Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường vừa chia sẻ, hy vọng rằng trong thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ lấy lại đà tăng trưởng cùng với sự tích cực tham gia thị trường nông nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.