Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 11 năm 2019 | 9:13

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn

Hôm nay (6/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn kéo dài 3 ngày. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường là người đăng đàn đầu tiên.

bt-cuong.jpg

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội nhóm vấn đề thứ nhất liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn gồm: Chất lượng, hiệu quả chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Công tác quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi với thị trường tiêu thụ; Ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp; công tác xuất khẩu nông sản, thủy sản; Công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng và hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Công tác quản lý, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khắc phục tồn tại trong khai thác, đánh bắt hải sản trên biển.

Bà Phạm Thị Thu Trang - Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá sự đóng góp của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trả lời đại biểu Trang, Bộ trưởng nhấn mạnh vai trò hạt nhân trong liên kết sản xuất lớn. Trong 3 năm qua, số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp đã tăng 3 lần, từ hơn 3000 lên hơn 11.000 doanh nghiệp, trải đều khắp các vùng miền và các lĩnh vực từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản; trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào lĩnh vực này để nâng giá trị sản xuất nông nghiệp,... Tuy nhiên, con số này vẫn còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, Bộ sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới.

 

trang.jpg

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang chất vấn.


Về nâng cao giá trị lúa gạo, Bộ trưởng nhấn mạnh giải pháp cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung vào sản xuất các giống lúa mới (hữu cơ, tinh túy) hơn... Về xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng nhấn mạnh 10 năm qua chúng ta đã đạt được những kết quả lịch sử, tuy nhiên so với yêu cầu, nguyện vọng của thực tế chúng ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là vấn đề về môi trường (sản xuất, tự nhiên), hình thành sản xuất lớn, sản xuất liên kết, tái cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ,...

Tới đây, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để khắc phục các vấn đề này.

Về khai thác hải sản, Bộ trưởng cho biết, hiện nay, chúng ta có khoảng 96.000 phương tiện đánh bắt cá, trong đó có hơn 12.000 tàu công suất lớn. Tất cả tàu có công suất lớn đã được trang bị các thiết bị đánh bắt, bảo quản hiện đại. Tuy nhiên, phương tiện dưới 15 m vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng nên hiệu quả chưa cao. Do đó, chúng ta cần có lộ trình trình để tường bước nâng cao hiệu quả đội tàu khai thác cá.

Liên quan đến nguy cơ biến đổi khí hậu có thể xóa sổ mọi nỗ lực xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của hiện tượng này. 3 năm gần đây, thiệt hại với khu vực miền núi do sạt lở, lũ ống, lũ quét đang gây ra những thiệt hại nặng nề. Do đó, đang cố gắng chuẩn bị các phương án ứng phó, dự báo tốt hơn. Tới đây, chúng ta phải coi việc đầu tư bền vững cho ứng phó khí hậu là nhóm được ưu tiên nhất.

Đại biểu Châu Chắc (An Giang) nêu câu hỏi về việc "phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, giải pháp hỗ trợ cho người trồng lúa?".

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói "lúa gạo là ngành hàng rủi ro, hiệu quả kinh tế không cao, bấp bênh".

Theo ông Cường, trên thế giới có 7 tỷ người thì chỉ 3,5 tỷ người ăn gạo, sản lượng lúa gạo thương mại toàn cầu hàng năm chỉ khoảng 36 triệu tấn, với kim ngạch thương mại 3,2 tỷ USD. Điều kiện khách quan đó đã tạo áp lực và giới hạn việc xuất khẩu gạo.

Ở trong nước, Quốc hội đã có nghị quyết về bảo vệ đất lúa và thời gian qua Chính phủ nghiêm túc thực hiện chủ trương này. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam có 7,8 triệu ha đất canh tác, trong đó đất lúa chiếm tới 4,1 triệu ha. Tới đây Chính phủ sẽ xin Quốc hội giảm dần diện tích đất lúa, khoảng 0,5 triệu ha đất, tương đương giảm 5 - 6 triệu tấn thóc, 3 - 4 triệu tấn lúa. 

"Chúng ta vẫn đảm bảo an ninh lương thực, kể cả trong 20 năm nữa vẫn đảm bảo được. Nhưng thay vào đó sẽ dành phần đất canh tác cho các cây trồng khác hiệu quả hơn", ông Cường nhấn mạnh.

Trước mắt Việt Nam sẽ tập trung tái cơ cấu theo hướng ưu tiên nhóm giống phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị hạt gạo theo hướng trở thành dược phẩm. "Lúa gạo sẽ không chỉ là hàng bán bình thường mà trở thành các sản phẩm dược phẩm", ông Cường nhắc lại yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chỉ đạo trước đó.

Theo Bộ trưởng Cường, vừa qua Quảng Trị xây dựng mô hình 600ha làm lúa gạo hữu cơ, trong đó có diện tích phát triển sản phẩm giá trị cao. "Đây là hướng đi đúng và chúng ta sẽ phát triển theo hướng nâng cao giá trị hạt gạo", ông cho hay.

 

Đầu giờ chiều, (từ 14 giờ đến 14 giờ 15”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng báo cáo làm rõ thêm một số vấn đề liên quan;... Tiếp đó, các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp tục trả lời chất vấn và giải trình làm rõ thêm một số nội dung đại biểu quan tâm và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ nhất.

Từ 15 giờ đến 17 giờ, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn; các Bộ trưởng, Trưởng ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công an, Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan. 

 

chatvan1.jpg

Quốc hội chất vấn Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng. Ảnh TTXVN


 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top