Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2016 | 10:44

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Biển miền Trung đã an toàn

Trả lời về vấn đề môi trường, nhất là biển miền Trung đã an toàn chưa mà nhiều đại biểu chất vấn, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà, khẳng định: "Biển miền Trung đã an toàn. Tất cả các hoạt động du lịch thể thao, nuôi trồng thủy sản có thể diễn ra. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi, giám sát".

Bộ trưởng Trần Hồng Hà, cho biết, các đại biểu nêu có việc thanh tra Formosa và đúng là Bộ TN-MT đã kiểm tra, thanh tra và xác nhận thời điểm đó Formosa đang trong quá trình thi công xây dựng nên kết luận thanh tra chưa chỉ ra được sai sót.

“Đến lúc này môi trường đã an toàn rồi, đã được thẩm định của các cơ quan tư vấn độc lập trong nước và quôc tế”, Bộ trưởng Bộ TN-MT khẳng định.

Theo bộ trưởng, ngày 22-9-2016 đã có công bố an toàn về hải sản, đã công bố toàn bộ biển miền Trung đã an toàn. Một lần nữa tôi khẳng định biển miền Trung đã an toàn. Tất cả các hoạt động du lịch thể thao, nuôi trồng thủy sản có thể diễn ra. Tuy nhiên cần tiếp tục theo dõi, giám sát.

Về đền bù, ngay sau khi sự cố thì Thủ tướng đã có chính sách, quan tâm toàn diện để không để người dân nào bị đói. Sau khi Formosa đền bù thì Chính phủ cũng có văn bản để hướng dẫn các đối tượng, các mức đền bù trong 7 nhóm đối tượng thiệt hại.

Hiện, 4 địa phương đang tiến hành khẩn trưởng để giải ngân đền bù 3.000 tỷ đồng đến dân. Việc đền bù vẫn còn tiếp tục xem xét, tiếp diễn.

Theo Bộ trưởng, để hệ sinh thái biển hồi phục thì cần thời gian, nên Chính phủ yêu cầu bên cạnh đền bù thì cũng cần xem xét tạo việc làm mới, tạo môi trường, sinh cảnh mới để tạo thêm ngành dịch vụ du lịch trong tương lai.

Kết thúc phiên chất vấn của Bộ trưởng Hà, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đề nghị, Bộ trưởng Bộ TN-MT cần tổ chức rà soát, đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường ở nông thôn, làng nghề, khu công nghiệp… có giải pháp xử lý, đẩy mạnh nghiên cứu hợp tác trong xử lý chất thải.

Đối với Formosa cần giám sát chặt chẽ, và tổ chức thực hiện nghiêm những cam kết. Khẩn trương khắc phục để tạo niềm tin cho người dân, rà soát lại công tác đánh giá tác động môi trường của các dự án đã, đang đầu tư.

Bộ cần tăng cường rà soát, kiểm soát chặt chẽ công tác khai thác khoáng sản. Làm rõ trách nhiệm từng cấp, từng cá nhân trong các sai phạm về môi trường…

D.Thanh

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top