Đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì phải trả ngân hàng gần 20 tỷ đồng/tháng, trong khi mỗi tháng chủ đầu tư dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới chỉ thu được gần 2 tỉ đồng tiền phí.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Công ty BOT Thái Nguyên - Chợ Mới, cho biết, theo phương án tài chính ban đầu của dự án, năm 2019, 2 trạm BOT có thể thu được 600 triệu đồng/ngày, nhưng hiện tại, dự án mới được phép thu 1 trạm trên tuyến đường mới Thái Nguyên - Chợ Mới (chưa thu trạm trên quốc lộ 3). Vì thế, hiện trạm Thái Nguyên - Chợ Mới mới thu được khoảng 60 triệu đồng/ngày.
Hiện nay, do một số bất cập, việc thu phí mới được thực hiện tại tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn), chưa thu phí trên QL3 nên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) đã đưa vào khai thác nhưng các phương tiện vẫn lưu thông chủ yếu trên QL3 (chiếm khoảng 85%) để tránh mất phí.
“Theo phương án tài chính, năm 2019, hai trạm BOT có thể thu được 600 triệu/ngày, nhưng hiện tại, trạm Thái Nguyên - Chợ Mới mới thu được khoảng 60 triệu/ngày. Nếu trạm QL3 được thu phí thì thêm khoảng 200 triệu/ngày nữa, tức là khoản thu chỉ bằng gần 50% so với phương án tài chính, dẫn đến dự án bị phá sản”, ông Thanh nói thêm.
Được biết, giữa tháng 8 vừa qua, Bộ GTVT đã phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị liên quan tổ chức cuộc họp về kế hoạch tuyên truyền và phương án triển khai thu phí tại trạm thu phí QL3. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa chốt thời gian chính thức cho nhà đầu tư tiến hành thống kê cấp thẻ miễn giảm để tiến hành thu phí, khiến nhà đầu tư đứng trước nguy cơ vỡ nợ khi mỗi tháng phải trả gần 20 tỉ đồng.
Theo đại diện nhà đầu tư, trong khi chưa có doanh thu để hoàn vốn cho dự án, doanh nghiệp dự án vẫn phải tổ chức các hoạt động khai thác, duy tu, bảo trì tuyến đường, trả lãi vay, nợ gốc, trả lương cho bộ máy quản lý, cho người lao động. Trong hơn một năm qua, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã phải vay mượn bằng nhiều nguồn kinh phí để trả lãi vay, trả nợ gốc cho ngân hàng. Tiền lương của cán bộ công nhân viên thực hiện dự án chưa có. Các khoản chi phí và duy trì hoạt động của doanh nghiệp dự án, chi phí duy tu bảo trì cho hoạt động dự án là 540 tỉ đồng.
Bình Định: Lộ diện sai phạm từ các dự án BT
Theo thông báo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) ban hành mới đây về trách nhiệm của UBND tỉnh Bình Định trong việc thực hiện pháp luật thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng; thanh tra việc quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kết luận đã chỉ ra một số sai phạm trong 2 dự án BT tại tỉnh này.
Kiểm tra việc quản lý đầu tư xây dựng (từ ngày 1/1/2013-31/12/2017), TTCP xác định, tại dự án đường Điện Biên Phủ kéo dài, dự án cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước hồ Phú Hòa (thực hiện theo hình thức BT) và dự án thanh toán (Khu đô thị - Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hoà), UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức mời gọi đầu tư theo hình thức BT, kết quả chỉ có duy nhất nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc (gọi tắt Công ty Phúc Lộc) tham gia.
Năm 2014, tỉnh Bình Định giao cho Công ty Phúc Lộc là nhà đầu tư thực hiện 2 dự án đường Điện Biên Phủ kéo dài và dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước hồ Phú Hoà theo hình thức BT, giao dự án khác để thanh toán cho nhà đầu tư được xác định là dự án khai thác quỹ đất của Khu đô thị - Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hoà, cho nhà đầu tư triển khai cùng lúc.
Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, dự án đường Điện Biên Phủ kéo dài và dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước hồ Phú Hoà được triển khai nhưng UBND tỉnh Bình Định vẫn chưa làm thủ tục trình Thủ tướng phê duyệt dự án Khu đô thị - Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hoà, để có quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư.
Quá trình triển khai dự án, Sở TN&MT, UBND TP Quy Nhơn (Bình Định) chậm hoàn tất giải phóng mặt bằng và trình UBND tỉnh bàn giao đất cho nhà đầu tư để triển khai dự án.
Mặc dù chưa được bàn giao mặt bằng nhưng nhà đầu tư đã tổ chức triển khai thi công một số công trình, hạng mục dự án đường Điện Biên Phủ kéo dài và dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước hồ Phú Hoà khi chưa có thiết kế bản vẽ thi công, biện pháp thi công, giấy phép xây dựng được phê duyệt là vi phạm quy định quản lý xây dựng.
Theo TTCP, nhà đầu tư chậm lập các thủ tục điều chỉnh dự án, thiết kế, bản vẽ thi công - dự toán công trình để trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định và phê duyệt. Chậm ứng kinh phí để chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án BT, Khu đô thị- Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hòa và kinh phí rà phá bom mìn vật nổ, chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích rừng phòng hộ (7,6ha), chậm xây dựng khu tái định cư cho người dân.
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra rằng, Ban Quản lý dự án đã chậm đàm phán, điều chỉnh và hoàn thiện hợp đồng hai dự án BT, thiếu quyết liệt trong việc xử lý vi phạm đối với nhà đầu tư, để nhà đầu tư tổ chức khởi công, thi công công trình khi chưa có thiết kế bản vẽ thi công, biện pháp thi công và giấy phép xây dựng.
Lý giải việc vì sao chậm giải phóng mặt bằng, để bàn giao triển khai dự án, trao đổi trước báo chí, ông Lê Văn Tùng – Giám đốc Sở TN&MT Bình Định, cho biết: “Để được giao đất thì phải thực hiện đầy đủ hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện triển khai các thủ tục hành chính, đến hiện tại bây giờ phía Công ty Phúc Lộc vẫn chưa thực hiện gì, nên UBND tỉnh chưa tiến hành giao đất”.
Ngoài ra, theo kết luận thanh tra, UBND tỉnh Bình Định quyết định phê duyệt dự án Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát lũ chống ngập úng sông Hà Thanh và quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án với tổng mức đầu tư 3.006 tỷ đồng (gồm 90% ngân sách Trung ương và 10% địa phương) khi chưa đầy đủ căn cứ, cơ sở nên không triển khai thực hiện dự án như đã phê duyệt.
Theo TTCP, mặc dù tỉnh Bình Định đã dùng ngân sách địa phương tạm ứng theo hợp đồng cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc 201 tỷ đồng, đến nay vẫn còn dư ứng 137,123 tỷ đồng, đã quá thời hạn hoàn thành khối lượng thanh toán 6 tháng nhưng chưa được thu hồi.
TP.HCM xin tiếp tục thực hiện 3 dự án BT ở Thủ Thiêm
Ngày 3/9, UBND TP.HCM đã có tờ trình số 3599 về thực hiện Kết luận thanh tra số 1037/KL-TTCP ngày 26/6/2019 của Thanh tra Chính phủ.
Tại văn bản trên, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ xem xét, chấp thuận cho tiếp tục thực hiện các dự án tại Khu ĐTM Thủ Thiêm.
Ba dự án mà TP.HCM kiến nghị tiếp tục cho thực hiện được đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT, gồm: Xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu ĐTM Thủ Thiêm; cầu Thủ Thiêm 2; Khu dân cư phía Bắc thuộc Khu chức năng số 3, số 4 và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ).
UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ chấp thuận trong thời gian chờ kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, TP.HCM sẽ chỉ đạo các nhà đầu tư căn cứ Kết luận thanh tra số 1037/KL-TTCP ngày 26/6/2019 của Thanh tra Chính phủ để tổ chức rà soát, cập nhật, lập hồ sơ điều chỉnh dự án; trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy định hiện hành.
Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.
The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.
Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Thời gian qua, thị trường bất động sản (TTBĐS) và nhà ở xã hội (NƠXH) đã có những bước phát triển về quy mô, tạo ra khối lượng lớn cơ sở vật chất cho xã hội, giúp cho các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển và nâng cao điều kiện sống cho các tầng lớp Nhân dân.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.