Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 8 năm 2017 | 2:52

Bức tranh sáng màu của nông thôn mới Yên Sơn

Thời gian qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Đến thời điểm này, việc triển khai chương trình XDNTM trên địa bàn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với 3 xã đạt chuẩn và 2 xã đăng ký về đích trong năm 2017.

Nông dân xã Kim Phú, huyện Yên Sơn đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

Dân vận tốt là mấu chốt để thực hiện XDNTM

Đó là điều mà ông Nguyễn Hữu Phương, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Sơn khẳng định khi nói về chương trình XDNTM: “Phải tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu và cùng đóng góp XDNTM, vừa để dựng xây quê hương giàu đẹp vừa phục vụ lợi ích của gia đình và bản thân”.

Xác định công tác tuyên truyền là vô cùng quan trọng nên ngay từ khi bắt đầu triển khai XDNTM, huyện đã có những bước đi cụ thể bằng nhiều hình thức phong phú như: thông qua đài truyền thanh huyện, xã; thông qua hội nghị, hội thi ở các tổ chức đoàn thể,… Chính vì vậy, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên rõ rệt, người dân thật sự thấy được sự cần thiết của chương trình và đã tham gia tích cực.

Lãnh đạo huyện đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác dân vận. Đặc biệt là vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng chung sức XDNTM kèm theo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chính sách an sinh xã hội.

Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”, phong trào XDNTM ở Yên Sơn đã được nhân dân trong huyện hưởng ứng sâu rộng. Bà con tích cực hiến đất, đóng góp công sức tiền của cùng với Nhà nước XDNTM. Sau 6 năm thực hiện XDNTM, diện mạo làng quê nông thôn Yên Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Duy Chung, Chủ tịch UBND xã Lang Quán - địa phương mới thoát khỏi danh sách xã 135 (xã đặc biệt khó khăn - PV) năm 2016 nói: “Khi chưa XDNTM, xã gặp nhiều khó khăn, đến nay các con đường giao thông nông thôn đã đảm bảo thông suốt, giúp việc sản xuất, trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn, đây là đòn bẩy để phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội”.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập là yếu tố quan trọng

Mô hình trang trại của ông Vũ Quang Vinh, thôn Cây Nhãn, xã Tứ Quận.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Sơn đã tập trung lãnh đạo, ban hành nhiều Nghị quyết, đề án phù hợp với tình hình thực tế để phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực thực hiện mạnh mẽ, Đảng bộ, chính quyền huyện xác định: Để nâng cao đời sống của người dân cần phải tập trung phát triển kinh tế. Theo đó, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung phát triển thế mạnh, thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.

Tiếp tục triển khai theo kế hoạch 5 đề án và 1 mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, cụ thể: Đề án phát triển chăn nuôi trâu đã triển khai tại 534 hộ với 1.222 con (nâng tổng đàn trâu toàn huyện lên 19.438 con); Đề án phát triển thủy sản đã triển khai tại 5 xã gồm 13 hộ với 26 lồng (nâng tổng số lồng nuôi cá toàn huyện lên 96 lồng); Đề án cải tạo vườn chè già cỗi với diện tích 450ha/2.983ha chè toàn huyện, đến nay đã trồng mới 24,7ha giống PH1 và PH11 tại xã Nhữ Hán, Kim Quan và Tứ Quận; Đề án cải tạo và chăm sóc vườn nhãn chất lượng cao xã Thái Bình với 60 hộ trồng mới được 13,3ha, nâng tổng số diện tích nhãn toàn huyện lên 368,4ha…

Tập trung xây dựng và phát triển các nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp, đến nay, huyện đã có 11 nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, gồm: Miến dong Hợp Thành (xã Lực Hành); chè Bát Tiên, chè xanh tháng 10, gà chất lượng cao (xã Mỹ Bằng); bưởi đường, rượu Chín Chum (xã Xuân Vân), bưởi đặc Phúc Ninh; gạo chất lượng cao (xã Kim Phú)…

XDNTM ở Yên Sơn đã trở thành phong trào lan tỏa đến từng người dân, bà con đã nhận thức được vai trò của mình trong XDNTM, từ đó tự nguyện đóng góp thời gian, công sức, vật chất để thực hiện các tiêu chí. Để từng bước hoàn thành các tiêu chí NTM, huyện Yên Sơn đã và đang tranh thủ nhiều nguồn lực lồng ghép cho chương trình, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

                     Nguyễn Sơn

 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top