Để dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) không phát triển và lây lan, các tỉnh miền Trung đang căng mình chống dịch bằng mọi biện pháp. Mặc dù thời tiết năng nóng nhưng các lực lượng chức năng vẫn bảo đảm thường xuyên tại các chốt phòng chống dịch.
Tân Kỳ - Nghệ An: Căng mình dưới nắng nóng kiểm soát dịch tả lợn châu Phi
Nửa tháng kể từ ngày ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên xuất hiện ở Tân Kỳ, các chốt chặn kiểm dịch vẫn hoạt động tích cực bất kể thời tiết đầu hè nóng nực.
chốt kiểm dịch trên tỉnh lộ 545 dẫn vào xã Nghĩa Đồng luôn có từ 3 đến 5 người túc trực. Công việc của họ là phun hóa chất khử trùng các phương tiện ra vào và kiểm soát việc vận chuyển lợn trên địa bàn xã. Chốt kiểm dịch này được triển khai từ ngày 27/3 - một ngày sau khi mẫu xét nghiệm của đàn lợn tại xóm 1 được phát hiện dương tính với virus tả lợn châu Phi.
Tất cả các phương tiện ra vào xóm đều được kiểm tra kỹ lưỡng để kiểm soát việc vận chuyển lợn ra, vào địa bàn. Ô tô ra vào địa bàn đều được phun thuốc tiệt trùng. Các chốt cắt cử người túc trực 24/24h với sự tham gia của 3 ban, ngành là thú y, quân sự và công an xã.
Hiện tại trên địa bàn huyện Tân Kỳ chưa có thêm lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi nhưng các chốt kiểm dịch ở xã Nghĩa Đồng vẫn hoạt động tích cực. Ngoài ra, các xã lân cận như Nghĩa Hợp, Tân Phú cũng đang duy trì các chốt chặn.
Quảng Bình: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi
Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20-2-2019 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 21-3-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế DTLCP, thời gian qua, Sở Nông nghiệp-PTNT đã tích cực phối hợp với Sở Thông tin-Truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài PT-TH Quảng Bình tăng cường công tác tuyên truyền về bệnh DTLCP; in ấn và cấp phát 1.500 tờ rơi tuyên truyền về DTLCP đến tận các hộ dân, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Chăn nuôi-Thú y cũng đã cung cấp gần 70.000 liều vắc xin lở mồm long móng type O tiêm cho lợn và 7.133 lít hóa chất tiêu độc khử trùng các loại cho các địa phương trong tỉnh để chủ động phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
Để ngăn chặn nguy cơ DTLCP có thể xâm nhập vào địa phương, tỉnh đã thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật (KDĐV) tạm thời tại Tân Ấp (Hương Hóa-Tuyên Hóa) và Bắc Quảng Bình (Quảng Trạch).
Trường Đại học Lâm – Nông (Huế): Góp sức phòng chống dịch tả lợn châu Phi
PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả, Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y chia sẻ, từ khi nghe có dịch vào các tỉnh phía Bắc, khoa xác định đây là dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi và giải pháp quan trọng là ngăn không cho dịch lây lan đến từng địa phương và từng trang trại.
Trong bối cảnh các tổ chức chuyên môn ở các địa phương, nhất là các huyện, xã còn hạn chế về nguồn nhân lực, Ban chủ nhiệm khoa chủ động liên lạc với Chi cục trưởng Chi cục Thú y các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định để nắm nhu cầu, sẵn sàng phối hợp.
“Việc cấp bách là ngăn các yếu tố mang mầm bệnh từ nơi có dịch (phương tiện, con người) nên cần khử trùng, diệt trùng xung quanh và trong khu vực chăn nuôi để ngăn chặn mầm bệnh. Hoạt động này cần nguồn nhân lực lớn và chúng tôi sẵn sàng góp sức”, đại diện Khoa Chăn nuôi Thú y nói.
Hiện, Khoa Chăn nuôi Thú y triển khai nhiều giải pháp đồng hành cùng các địa phương phòng chống dịch, nhất là tham gia cùng các chi cục ở các điểm chốt chặn, điểm xung yếu để tiêu độc, phun độc khử trùng. Đội ngũ chuyên gia của khoa tham gia lấy mẫu bệnh phẩm khi có yêu cầu.
Trong thời gian vừa qua Dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế, biểu hiện là các địa phương phát hiện ổ dịch không phát hiện thêm lợn dương tính với DTLCP nữa. Điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền và công tác phóng chống dich tại các địa phương đã được chính quyền và các cơ quan chức năng làm quyết liệt.
Tuy nhiên, không vì thế mà chính quyền và các cơ quan chức năng coi thường và xem nhẹ công tác phòng chống DTLCP này. Việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh là điều cần làm ngay, bên cạnh đó xử lý nghiêm những trường hợp vận chuyển lợn mang mầm bệnh đi tiêu thụ. Có như vậy DTLCH được khống chế, bảo vệ được đàn lợn nuôi và bảo vệ được các hộ chăn nuôi không bị thất thoát và ảnh hưởng kinh tế.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.