Hiện trên địa bàn TP Hà Nội còn tồn tại rất nhiều dự án không triển khai, chậm triển khai, để hoang hóa lâu ngày, theo đó hầu hết Chủ đầu tư các dự án này không bảo đảm năng lực thực hiện dự án, vi phạm các quy định của Luật Đất đai.
Nhà xưởng tạm bợ tại khu đất 213 Nguyễn Khang, phường Yên Hòa.
Trong số những dự án đang sở hữu đất vàng để lãng phí qua nhiều thập kỷ, phải kể đến khu đất tại 213 Nguyễn Khang (thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Khu đất được UBND TP Hà Nội giao, cho thuê đất theo Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 04/01/2010 với diện tích 2406 m2 để xây dựng Dự án chung cư cao tầng Vinashin do Cty MTV tàu thủy và xây dựng Sông Hồng làm Chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau nhiều năm được giao đất, chủ đầu tư dự án không triển khai thi công và dự án chỉ nằm trên giấy. Hiện nay, ở khu đất 213 Nguyễn Khang đang tồn tại một số nhà xưởng tạm bợ, tiềm ẩn rủi ro cao về cháy nổ.
Mới đây, HĐND TP Hà Nội đã có báo cáo kết quả giám sát về tình hình quản lý các dự án chậm triển khai, vi phạm luật đất đai trên địa bàn thành phố. Theo báo cáo của HĐND, Dự án chung cư cao tầng Vinashin thuộc phụ mục số 04 – Phụ lục đính kính kèm báo cáo: Danh mục các dự án có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2017. (Trích từ báo cáo số 789/BC-STNMT-TTR của sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ngày 28/5/2018, về các dự án chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội).
Theo như tìm hiểu, khu đất 213 Nguyễn Khang thuộc sở hữu của Xí nghiệp chế tạo Thiết bị Tàu thuỷ có đơn vị chủ quản là Cty TNHH MTV Cơ khí - Điện - Điện tử. Xí nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động từ 24/05/2005, Giấy phép kinh doanh số 0100113487-006, mã số thuế là 0100113487-006, có lĩnh vực kinh doanh là kho bãi và các hoạt động vận tải khác.
Đáng chú ý là vào năm 2017, theo báo cáo của Cục Thuế TP Hà Nôi, Xí nghiệp chế tạo Thiết bị Tàu thuỷ - Chi nhánh Cty TNHH MTV Cơ khí - Điện - Điện tử có số nợ thuế, phí và tiền thuê đất lên đến hơn 3,5 tỷ đồng.
Để có thông tin khách quan cung cấp đến bạn đọc, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với UBND phường Yên Hòa về vấn đề này. Ông Đỗ Ngọc Anh, Chủ tịch UBND phường Yên Hòa khẳng định: “Theo bản đồ của phường, khu đất đó trước nay đều thuộc Xí nghiệp chế tạo Thiết bị Tàu thủy. UBND phường chưa từng gặp Chủ đầu tư của dự án cũng như chủ của khu đất đó. Chủ đầu tư không hề liên hệ với chính quyền địa phương”.
Về hiện trạng nhà xưởng, ông Ngọc Anh cho biết: Các nhà xưởng đều đã tồn tại từ rất lâu trên địa bàn phường. Từ trước đến nay, khu nhà xưởng vẫn y nguyên hiện trạng, không cới nới hay xây dựng gì thêm. Ngoài ra, chính quyền phường kết hợp với cảnh sát phòng cháy chữa cháy kiểm tra, thẩm định thường xuyên.
Trước thực trạng trên, thiết nghĩ UBND, HĐND TP Hà Nội cần nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền, các sở, ban, ngành liên quan và chính quyền địa phương thực hiện nghiêm việc thu hồi đất; chấm dứt thực hiện dự án tại các dự án chậm triển khai, không triển khai, để hoang hóa quá lâu, sử dụng sai mục đích, vi phạm Luật Đất đai. Cùng với đó, cần đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất trên địa bàn thành phố, sớm đưa đất vào sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, tránh gây lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.