Tham luận tại Đại hội XII của Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường nhận xét nhiều cái nhất của nông dân, trong đó có “được hưởng lợi từ đổi mới ít nhất”. Và không ít bộ, ngành và địa phương còn coi nông dân, nông nghiệp là “sân sau của công nghiệp, doanh nghiệp”.
“Vì vậy, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước là rất lớn trong việc đảm bảo một cuộc sống tốt hơn cho người nông dân. Chúng tôi đặt ra vấn đề này, như một tiếng chuông cảnh báo để Đảng nhìn thấy rõ hơn. Tôi đã đề cập tới 5 cái “nhất” mà không ai địch được với nông dân, đó là: hy sinh nhiều nhất; đóng góp nhiều nhất; nghèo nhất; được hưởng lợi ít nhất; bức xúc nhiều nhất. 5 cái "nhất" này là câu trả lời vì sao không ai muốn làm nông dân. Và chúng ta phải giải quyết bằng được bài toán này”, ông Cường nhấn mạnh.
Bên lề Đại hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã có buổi gặp gỡ với báo chí, trả lời các câu hỏi xung quanh vấn đề trên.
Bộ trưởng Phát cho biết: Trên thực tế, với sự quan tâm sâu sắc của Đảng, nỗ lực to lớn của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, thu nhập và cuộc sống của nông dân liên tục được cải thiện. Tuy nhiên sự cải thiện đó không đồng đều giữa các vùng miền. Vùng núi cao, đồng bào dân tộc được cải thiện nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn rất cao, có nơi 30% hoặc hơn.
Sự cải thiện về thu nhập và mức sống của nông dân so với mức trung bình của cả nước, nhất là vùng đô thị, phát triển cải thiện chậm hơn dẫn tới khoảng cách rộng hơn.
“Tôi hiểu Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam chủ yếu nói ý này. Vì thế, cần nỗ lực to lớn hơn để thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, để cải thiện đời sống bà con nhanh hơn, để không bị tụt hậu, khoảng cách phát triển giữa các vùng không bị lớn hơn. Tôi hoàn toàn ủng hộ cách tiếp cận như vậy”, ông Phát cho hay.
Để cải thiện toàn diện hơn đời sống của cư dân nông thôn, Bộ trưởng nêu rõ, cần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, trọng tâm là tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách.
Ông Phát cho rằng, cách đây 30 năm Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Đổi mới bắt đầu từ trong nông nghiệp. Cải cách lớn nhất thực hiện trong nông nghiệp nông dân, giao ruộng đất cho nông dân sử dụng ổn định, lâu dài.
Trước đổi mới, ruộng đất tập trung ở hợp tác xã, trong lâm trường. Nay giao cho nông dân sử dụng ổn định,lâu dài. Nông dân từ chỗ là người làm trong hợp tác xã, hưởng công điền trở thành người tự chủ trên mảnh đất, được hưởng lợi ích từ mảnh đất đó. Áp dụng cơ chế thị trường với vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra.
Nông thôn được đô thị hóa là xu hướng tất yếu
Theo Bộ trưởng Phát, có 2 vấn đề. Thứ nhất, việc nông dân tìm việc làm ở khu vực kinh tế phi nông nghiệp là xu hướng tất yếu. Nhìn các nền kinh tế phát triển hơn sẽ thấy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm.
Nhật chỉ còn 2,2 triệu nông dân. Mỹ cũng chỉ khoảng 2 triệu nông dân. Việt Nam có 23 triệu người làm trong nông nghiệp, trong khi đó 11 nước đối tác TPP của Việt Nam, theo số liệu do tôi tự tính toán, chỉ có 20,5 triệu nông dân, trong đó Mexico 13,5 triệu. Nông thôn được đô thị hóa cũng là xu hướng tất yếu.
Việt Nam đi lên CNH-HĐH, nền kinh tế chủ yếu sẽ là công nghiệp và dịch vụ. Nhìn Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai... nông nghiệp chỉ còn 5-7%.
Nhưng nông dân chưa có được việc làm ở nhà máy, cơ sở dịch vụ vẫn bỏ ruộng, bỏ quê đi làm các công việc phi chính thức, nhiều rủi ro. Họ có thu nhập cao hơn.
Vậy, tại sao họ không có cuộc sống tốt hơn ở ngay quê hương mình, không phải đi vào khu vực nhiều rủi ro? Đó là vấn đề chúng tôi rất trăn trở. Tất yếu Việt Nam phải tiếp tục đổi mới, thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ để tạo việc làm, thu hút lao động nông nghiệp và nông thôn, để đời sống nhân dân cao hơn.
Vì thế, nền nông nghiệp cần phát triển mạnh hơn và hiệu quả hơn. Phải có chính sách phát triển công nghiệp và dịch vụ ở ngay vùng nông thôn, không phải lên các đô thị để tìm việc phi nông nghiệp. Phải tiếp tục chương trình nông thôn mới để cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Hỗ trợ tối đa cho nông dân
Theo Bộ trưởng, thời gian qua, thực hiện nghị quyết của Đảng, cụ thể là Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Đảng cam kết cứ 5 năm, ngân sách tăng gấp đôi.
5 năm vừa qua, Quốc hội, Chính phủ đã có quyết sách thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng. Ngay cả như vậy, nguồn lực vẫn hạn chế, thấp so với yêu cầu đặt ra. Chính vì vậy, ở nhiều địa phương, chính quyền và các cấp ủy đứng ra tổ chức người dân, bàn bạc và thống nhất sự đóng góp của bà con để thực hiện nhanh hơn, đáp ứng mong đợi.
Trong xây dựng nông thôn mới, bà con góp đất, công sức và cả tiền bạc để xây dựng cơ sở hạ tầng mà bà con cho rằng thiết yếu nhất. Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là đóng góp của nhân dân là dân chủ, do dân bàn và quyết định, không được gượng ép, gây khó cho nông dân.
Đúng là thực tế, ở đô thị, nhà nước đầu tư làm đường, hệ thống điện nước đến các khu phố, gần từng gia đình do điều kiện đô thị khác. Chủ trương của Đảng, Nhà nước là hỗ trợ tối đa cho nông dân. Trong điều kiện khó khăn, cũng phải chấp nhận rằng nông dân tự nguyện đóng góp để thực hiện nhanh hơn một số nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở tự nguyện và dân chủ.
D.Thanh
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.