Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 11 năm 2017 | 4:8

Chính phủ Điện tử thực hiện chậm là do một số cơ quan nhà nước chưa thực sự quan tâm

Sáng nay (17/11), Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn với vấn đề giải pháp hạn chế thông tin xấu độc trên mạng xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, và nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề xây dựng Chính phủ điện tử và dịch vụ công. Bên cạnh những mặt đã làm được thì lĩnh vực này còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Trước tình trạng chậm trễ đó, trách nhiệm Bộ trưởng tới đâu và giải pháp nào đủ mạnh?

Trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết:

Trong những năm qua việc thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 và thực hiện kế hoạch cải cách  hành chính nhà nước của Chính phủ thì hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Chính phủ được đẩy mạnh. Các bộ, ngành đã tăng cường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Ở đây có mấy lĩnh vực như ngày hôm qua các đại biểu đã nghe những lĩnh vực như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội đã mang lại hiệu quả cao và các ngành, lĩnh vực thuộc các bộ, ngành khác cũng đã mang lại nhiều kết quả khả quan trong việc cung cấp thông tin và giải quyết thủ tục hành chính để phục vụ người dân và phục vụ doanh nghiệp. Đây phải nói là kết quả rất đáng khích lệ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính cũng như xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến thì các bộ, ngành đều đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao giúp cho người dân, cũng giúp cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính hiệu quả hơn, để xây dựng Chính phủ điện tử. Cụ thể là các bộ, ngành đã cung cấp hơn 900 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4.

Cách đây khoảng hơn 1 năm thì hầu hết chỉ cung cấp dịch vụ công ở mức độ 1, mức độ 2 thì bây giờ hầu hết các bộ, ngành đều đã cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Nhiều tỉnh, thành phố cũng cung cấp dịch vụ công ở mức độ 1 đến mức độ 4 rất cao.

Theo thống kê của Bộ, khoảng hơn 14.000 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 được các tỉnh ứng dụng. Thông qua dịch vụ công trực tuyến, người dân và doanh nghiệp đã giảm được nhiều thời gian trong thực hiện các thủ tục hành chính. Một số dịch vụ công ở mức độ 3, 4 đem lại hiệu quả cao, như tôi nêu là ngoài lĩnh vực hải quan, thuế thì còn có trên 21 triệu hồ sơ trực tuyến bảo hiểm xã hội Việt Nam và trên 28 triệu hồ sơ trực tuyến của các ngành. Ngay như ngành ngoại giao cũng có trên 1,6 triệu hồ sơ trực tuyến. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có gần 500 nghìn hồ sơ trực tuyến. Bộ Tư pháp cũng có gần 300 nghìn hồ sơ trực tuyến. Như vậy, ngoài các thủ tục hành chính đã cung cấp, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, để tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử thì các ngành, các cấp đã vào cuộc và đã đạt được nhiều kết quả như tôi đã nêu.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, dịch vụ công trực tuyến cũng còn nhiều hạn chế. Ví dụ, ngoài các kết quả đã nêu trên thì việc xây dựng Chính phủ điện tử đang còn một số tồn tại. Đó là việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến của một số bộ, ngành hạn chế nhất định, điển hình là một số dịch vụ công trực tuyến triển khai nhưng chưa phát sinh hồ sơ, như đại biểu cũng vừa nêu. Có hàng nghìn dịch vụ công trực tuyến ta đưa ra nhưng chỉ để phục vụ cho việc phục vụ văn thư, lưu trữ, chứ chưa đưa vào ứng dụng, chưa phát sinh hồ sơ thực hiện. Việc sử dụng hệ thống quản lý văn bản điều hành tại nhiều nơi cũng chưa mang lại hiệu quả cao, chủ yếu sử dụng trong việc gửi, nhận văn bản và hỗ trợ cho công tác văn thư, lưu trữ, chứ chưa thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước và hành chính nhà nước. Một số hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu nền tảng để phát triển Chính phủ điện tử cũng chậm được triển khai. Đấy là những hạn chế rất lớn.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là gì, là người đứng đầu một số cơ quan nhà nước là chưa thực sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng, vận  hành Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử ở địa phương mình, ở cơ quan mình. Thực tế ta thấy ở địa phương nào, cơ quan nào người đứng đầu quan tâm đến việc xây dựng Chính phủ điện tử thì ở địa phương đó tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công tốt hơn.

Thứ hai, kinh phí đầu tư cho xây dựng vận hành Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, góp phần cải cách thủ tục hành chính ở các bộ, ngành, địa phương là không đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu bố trí của địa phương, chưa kịp thời, cho nên dẫn đến lộ trình nội dung triển khai không theo kế hoạch, các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu ở địa phương mình, thậm chí triển khai chồng chéo, kéo dài thời gian triển khai, triển khai không đồng bộ, không thống nhất các mục tiêu, nhiệm vụ giao cho các bộ, ngành, địa phương và do thiếu nguồn nhân lực, cho nên việc triển khai này cũng không thống nhất và thiếu đồng bộ.

Một vấn đề hết sức quan trọng đó là nguồn nhân lực. Hiện nay, nhân lực công nghệ thông tin ở các cơ quan nhà nước từ các bộ, ngành Trung ương đến các địa phương thì chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, nhất là đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin cũng đang còn rất hạn chế. Một số văn bản quy phạm pháp luật cho xây dựng vận hành Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử cũng chưa được hoàn thiện, cho nên dẫn đến tình trạng việc thiếu đồng bộ trong xây dựng Chính phủ điện tử và chính quyền điện tử, ngay cả công tác tuyên truyền thông tin về xây dựng vận hành Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, góp phần cải cách thủ tục hành chính cũng còn hạn chế.

Trước những hạn chế và nguyên nhân đó thì Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành thông tin, truyền thông và Chính phủ, đặc biệt Chính phủ để thúc đẩy xây dựng vận hành Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử góp phần cải cách thủ tục hành chính. Trong thời gian tới Chính phủ đã chỉ ra một số nhiệm vụ chủ yếu trọng tâm có tính chất đột phá, tức là trước hết đôn đốc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết 19, trong đó về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Trong chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ thì đôn đốc các ngành triển khai các nội dung với cơ quan chủ quản, đây là những cơ quan triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định tại Quyết định 714 của Chính phủ. Triển khai hướng dẫn xây dựng, vận hành Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử góp phần cải cách thủ tục hành chính theo hướng làm thế nào nâng cao hiệu quả, nhất là hiệu quả khai thác, sử dụng hệ thống quản lý văn bản điều hành cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở trung ương cho đến địa phương.

Thực tế vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Nội vụ tăng cường gắn kết chặt chẽ hoạt động xây dựng vận hành Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước với việc cải cách hành chính; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác thông tin và truyền thông đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng vận hành Chính phủ điện tử, cần phải cải cách thủ tục hành chính. Xác định cải cách thủ tục hành chính là xu thế thực hiện cuộc cách mạng 4.0 hiện nay với các nội dung như ứng dụng internet kết nối vạn vật; ứng dụng điện toán đám mây, xử lý các dữ liệu lớn mà người ta gọi là big data, đô thị thông minh…

Chính vì vậy, trong định hướng của các bộ, ngành và địa phương phải đẩy mạnh triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, ưu tiên trong thực hiện triển khai theo danh mục đã được Thủ tướng ban hành. Xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao. Hiện nay, đã có khung Chính phủ điện tư với phiên bản 1.0 và thực hiện tốt cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ở Nghị quyết 43 và đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.

Dương Thanh

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

  • HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    Xác định xây dựng mã số vùng trồng, trồng trọt theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông sản tăng sức cạnh tranh; xây dựng thương hiệu, sản phẩm dễ dàng tiêu thụ, từ đó nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân, Hội Làm vườn và Trang trại (HLV-TT) tỉnh Thanh Hoá đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Top