Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 1 năm 2020 | 20:38

Chợ hoa Hàng Lược và những ký ức muôn năm cũ

Cứ ngày 23 tháng Chạp hàng năm, chợ hoa Hàng Lược lại nhộn nhịp, tấp nập kẻ bán người mua.

01.jpg

Nếu ai đó đã từng đi chợ hoa Hàng Lược nhiều năm trước, sẽ có cảm nhận chợ hoa này rất khác so với những chợ hoa mới mở phục vụ Tết vài năm gần đây. Ở đây, người Hà Nội bán mọi thứ phục ngày Tết.

Chợ nằm trong phố cổ, nên cái gì cũng nhỏ. Người Hà Nội xưa cũng chỉ sống quanh phố cổ, nhà nhỏ, phố nhỏ, những cây cối như đào, quất, mai, thủy tiên... cũng chỉ là những chậu cây rất nhỏ, chỉ đủ đặt trên bàn uống nước hoặc trên bàn thờ.

Không như bây giờ, Hà Nội mở rộng, nhà to, đường lớn, nhu cầu cái gì cũng lớn nên những chợ hoa chuyển dần ra ngoại ô, đào, quất ... có cây cao đến 3m.

Ông Nguyễn H., một người sống quanh phố cổ cho biết, năm nào, sau 23 Tết, ông cũng phải dạo quanh chợ một lần, để nhớ những cái Tết đã qua và lại sắp đón một năm mới. Giờ hàng hóa phục vụ Tết nhiều quá, rất khác xưa, nhưng ông cũng chỉ mua 1 cành đào be bé để cắm lên bàn thờ, vì nhà ông không rộng lắm. Đối với ông, có cành đào là có không khí Tết rồi.

Chợ hoa Hàng Lược thì vẫn vậy, giờ vẫn bán mua những thứ nhỏ nhắn, tinh tế... và chỉ phục vụ những người Hà Nội trong phố cổ là chính.

Ngày nay, người người, nhất là giới trẻ, nghe tiếng chợ hoa Hàng Lược đổ về, nhưng họ chỉ dạo quanh một lượt ngắm hoa, chụp ảnh, mua những thứ lạ lạ, chứ không mua hoa đào hay quất...

Chợ hoa Hàng Lược có từ hơn 100 năm nay. Hàng năm, cứ vào khoảng Tết ông Công, ông Táo cho tới tận chiều tối ngày 30 Tết, chợ hoa họp ngay trên đường phố, tấp nập và đông vui. Chợ hoa được họp trên phố Hàng Lược và các ngõ phố phụ cận quanh đấy đã đi vào tiềm thức, nỗi nhớ của mọi người Hà Nội, bởi không chỉ là nơi bán mua vẻ đẹp tinh thần mà chợ hoa này đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một nét sống động đầy sắc màu của nhịp sống Hà Nội.

 

02.jpg
03.jpg
04.jpg

 

Năm nay, thời tiết giáp Tết lạnh nên đào, quất, các loại hoa khác đều rất đẹp, giá từ 200.000-500.000 đồng/cành đào.

 

05.jpg
06.jpg
07.jpg
08.jpg09.jpg

 

Cây quất này, tuy nhỏ nhưng có đủ quả xanh, vàng, lộc, hoa nên ông chủ hét giá 500.000 đồng.

10.jpg
11.jpg

Năm nay, một loại hoa nhỏ li ti, màu trắng (tuyết mai), đỏ hồng (tùng tuyết mai) rất được giới trẻ yêu thích, giá 200.000 – 250.000 đồng/10 cành.

12.jpg
13.jpg

Những chậu cây si cảnh nhỏ xíu cũng được bày bán.

14.jpg
15.jpg

Tết của người Hà Nội không thể thiếu một bình hoa thủy tiên.

16.jpg

Thậm chí, năm nay người ta còn bán cả chậu cây lúa đang làm đòng, mong cho gia chủ một năm no ấm. Giá 40.000 đồng/chậu.

161.jpg
162.jpg

Đến hoa giấy rực rỡ sắc màu cũng không thiếu.

17.jpg
18.jpg

Dưa hấu, bưởi khắc chữ Tài, Lộc...

19.jpg
20.jpg

Nhiều mứt Tết làm từ hoa quả cho khách hành lựa chọn.

21.jpg
22.jpg

Đồ thờ cúng chẳng thiếu thứ gì.

23.jpg
24.jpg
25.jpg
26.jpg27.jpg

Đồ trang trí nhà cửa có chữ chúc phúc, bao lì xì, pháo bông... khiến khu phố cổ thêm nhộn nhịp những ngày cuối năm.

 

 

Vân Nhi
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top