Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 7 tháng 2 năm 2022 | 14:29

Chủ tịch nước đi cày đầu năm ở Lễ hội Tịch điền

Sáng ngày 7/2 (tức mùng 7 Tết Nhâm Dần), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mặc áo nâu sòng đi cày trong Lễ hội Tịch điền trên cánh đồng xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

Tham dự lễ hội năm nay có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; đại diện các cơ quan Trung ương và địa phương cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
 
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022 được UBND thị xã Duy Tiên chủ trì phối hợp với Sở VHTT&DL, các sở, ngành, địa phương liên tổ chức đảm bảo trang trọng, an toàn, ý nghĩa, đúng các quy định về tổ chức Lễ hội và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 (chỉ tổ chức phần nghi lễ, không tổ chức các hoạt động hội); tăng cường vai trò tham gia, tổ chức Lễ hội của người dân địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác tổ chức Lễ hội…
 

 Màn trống hội

 

Trước hội chính một ngày, 10 chú trâu tham gia cày ruộng được hóa trang thành linh vật hổ năm Nhâm Dần hoặc "trang điểm" rực rỡ, đầy màu sắc dưới bàn tay của các họa sĩ.
 
Đông đảo người dân đã có mặt để theo dõi lễ hội thường niên mỗi dịp đầu năm mới tại xã Tiên Sơn. Năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, lễ hội đã không tổ chức.
 
 
Sau màn khai múa trống khai hội cùng màn múa rồng, nghệ nhân Phạm Chí Khang, Trưởng ban Khánh thiết thôn Đọi Tam, đã đọc văn trình trước linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông để khai hội Tịch điền Đọi Sơn 2022.
 
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã lên dâng hương linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông.

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu taj lễ Tịch điền

 

Phát biểu tại lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Từ khi tỉnh Hà Nam phục dựng lại lễ hội Tịch điền đến nay, lễ hội Tịch điền đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội này đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa khuyến nông sâu sắc thể hiện lòng biết ơn với các bậc tiền nhân, trong việc khai hoang, mở mang ruộng đồng đề cao quan niệm lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tảng ổn định đất nước, ổn định xã hội…".
 
 
Tại lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tặng 200 suất quà đến nông dân gặp khó khăn tại địa phương để mua vật nuôi, con giống, cây trồng...
 
 
Kế thừa công việc của người xưa, khai xuân Tịch điền mở đầu một mỹ tục khuyến khích nông trang, nhắc nhở dân các làng dĩ nông vi bản, thuận lẽ trời, hợp lòng người. Lễ hội Tịch điền còn là dịp để người dân nhớ về cội nguồn, chiêm ngưỡng di tích lịch sử, cầu nguyện sự may mắn tốt lành.
 

 Một lão nông tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành 

 

Một lão nông tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá (3 đường cày), theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau khi vua cày xong các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày 9 sá.
 

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi cày tại lễ Tịch điền

 

Tiếp đến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong trang phục áo nâu sòng, đi cày trên cánh đồng Đọi Sơn như để đánh thức đất đai, khai xuân động thổ, khởi đầu mùa vụ, mang đến lúa gạo, nhà nhà no ấm.
 
Theo các tài liệu lịch sử cũng như truyền miệng trong dân gian, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền, cày ruộng để khuyến khích dân chúng trồng trọt sản xuất. Đó là Lễ Tịch điền đầu tiên ở Việt Nam được sử sách ghi nhận lại.
 
Sau đó, nghi lễ này được tiếp tục và trở thành một truyền thống được các triều đại về sau thực hiện. Lễ hội được khôi phục và tiến hành long trọng, thành kính dưới thời nhà Nguyễn.
 
 
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top