Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 4 năm 2021 | 18:38

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ Trường Tiểu học Sài Sơn B

Chiều 2/4, tại Hội nghị giao ban trực tuyến thường kỳ quý I, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc tại Trường TH Sài Sơn B.

Trong quý I, lĩnh vực quy hoạch đô thị đã tạo điểm nhấn đặc biệt khi Thành phố chính thức công bố 6 đồ án quy hoạch phân khu đô thị 4 quận nội đô lịch sử, với mục tiêu hiện thực hóa kế hoạch phát triển đô thị Hà Nội theo hướng bảo tồn và phát triển, được dư luận báo chí và các chuyên gia ghi nhận, đánh giá cao.
 
165982548_3982945608394847_3599417024337925551_n.jpg
Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh chủ trì Hội nghị.
 
Thành phố thống nhất đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh quốc phòng quý I năm 2021.
 
Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I tăng 5,17% - gấp 1,25 lần mức tăng cùng kỳ (quý I/2020 tăng 4,13%).
 
Tổng thu ngân sách Nhà nước quý I là 72.393 tỷ, đạt 30,8% dự toán Chính phủ giao. Chi ngân sách địa phương là 12.558 tỷ đồng, đạt 11,6% dự toán đầu năm, bằng 91,9% so với cùng kỳ.
 
Kim ngạch xuất khẩu Tháng 3 đạt 1.078 triệu USD, tăng 24,4% so với tháng trước và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Quý I/2021, đạt 3.118 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ.
 
Kim ngạch nhập khẩu tháng 3 đạt 2.177 triệu USD, tăng 3,3% so với tháng trước và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 3 tháng đầu năm, đạt 6.988 triệu USD, tăng 4% (cùng kỳ giảm 21,3%).
 
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 3 tăng 12,9% so với tháng 2 và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung Quý I, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,7%- gấp 1,75 lần cùng kỳ so với cùng kỳ (tăng 4,4%).
 
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 đạt 46 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng 2 và tăng 1,6% so cùng kỳ năm 2020. Quý I/2021, đạt 145,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% - gấp 3 lần so cùng kỳ (Quý I/2020 tăng 2,3%). Hàng hóa được cung ứng dồi dào, đa dạng, giá bán tương đối ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng trong dịp Tết. Thành phố đã thực hiện tốt hoạt động kết nối, tiêu thụ nông, thủy sản các tỉnh, thành phố và quận, huyện trên địa bàn gặp khó khăn về tiêu thụ do ảnh hưởng dịch Covid-19.
 
Tổng doanh thu ngành vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 03 tăng 8,3% so với tháng 2 và tăng 16,8% so cùng kỳ. Lũy kế 3 tháng đầu năm, doanh thu ước đạt 33.143 tỷ đồng, tăng 9% (cùng kỳ giảm 2,5%).
 
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 03 giảm 0,21% so với tháng 2, tăng 1,53% so tháng 12/2020 và tăng 1,12% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 3 tháng đầu năm 2021 tăng nhẹ 0,04%-thấp hơn nhiều so với cùng kỳ (tăng 5,23%)
 
Sản xuất nông nghiệp ổn định, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt; chăn nuôi lợn có chuyển biến tích cực, dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát; đàn gia súc, gia cầm đều tăng khá so với cùng kỳ.
 
Về thu hút đầu tư phát triển: Trong Quý I, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 67.165 tỷ đồng, tăng 8,2% - gấp 1,58 lần so với cùng kỳ (Quý I/2020 tăng 5,2%); thu hút 101,5 triệu USD vốn FDI (trong đó 69 dự án mới - số vốn 49,8 triệu USD; 22 dự án bổ sung vốn đầu tư - số vốn 51,7 triệu USD). Đã phê duyệt chủ trương cho 20 dự án vốn ngoài ngân sách (bao gồm dự án mới và tăng vốn), tổng số vốn 3.241 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận cho 5.873 doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký đạt 59,8 nghìn tỷ đồng (giảm 6% về số lượng doanh nghiệp và giảm 15% vốn đăng ký so với cùng kỳ).
 
Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đánh giá, trong 3 tháng đầu năm 2021, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương và các giải pháp cụ thể mà lãnh đạo TP đã đề ra, các đơn vị đã hết sức cố gắng, nỗ lực thực hiện và hoàn thành xuất sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực.
 
"Những kết quả của TP trong quý 1 vừa qua đã được nói nhiều, không cần nhắc lại. Các đơn vị cần làm tốt hơn nữa trong những ngày "bản lề", vào việc ngay, chủ động với từng chỉ tiêu đã được đặt ra", Chủ tịch UBND TP nói rõ.
 
Chủ tịch UBND TP cũng nêu vấn đề, trong bối cảnh khó khăn chung, các đơn vị cần đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, mua sắm, giao thương kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố.; thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là các nông sản theo mùa vụ.
 
"Làm sao phải thu hút được đầu tư; tận dụng đón đầu các cơ hội, điều kiện hút làn sóng thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tăng cường các hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của TP trong giai đoạn mới sau dịch Covid-19", Chủ tịch UBND TP vừa gợi mở vừa giao nhiệm vụ.
 
Trường hợp báo chí nêu về học sinh ở huyện Đan Phượng vì mâu thuẫn và đâm chết nhau là sự việc đau lòng, cần cảnh tỉnh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao nhiệm vụ rõ ràng: "Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan thanh tra, xử lý dứt điểm vụ việc này, làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan.
 
Với việc tại Trường học tiểu học Sài sơn B, huyện Quốc Oai tránh để tiếp tục có thông tin phản ánh trái chiều, gây bức xúc dư luận. Kiểm tra, phối hợp lực lượng công an xử lý xem xét trách nhiệm của các bên liên quan. Không được để trường hợp tương tự vi phạm tái diễn làm nhân dân bức xúc".
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top