Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề cập đến vấn đề này tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 chiều nay (3/5).
Kinh tế vĩ mô ổn định
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 0,08% so với tháng trước, bình quân 4 tháng tăng 2,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,8%), lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,62%). Mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định.
Chỉ số sản xuất công nghiệp IPP tính chung cả 4 tháng ước tăng 11,4%, cao hơn so với mức tăng của 4 tháng năm 2017 (6,6%), trong đó, riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14%.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá và phục hồi rõ nét, do điều kiện thời tiết thuận lợi (đàn bò tăng 2,9%, gia cầm tăng 6,8%, sản lượng thủy sản tăng 4,5%, trong đó nuôi trồng tăng 5,9%, khai thác tăng 3,2%). Tính tới thời điểm cuối tháng 4/2018, đã có 50 huyện và 3.069 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục đà phát triển với nhiều tín hiệu tốt đẹp, tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng qua đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%. Xuất siêu tiếp tục duy trì ở mức 3,39 tỷ USD, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài việc tiếp tục tăng trưởng mạnh xuất khẩu, chúng ta đã có bước tiến quan trọng trong điều tiết nhập khẩu, đặc biệt nhập siêu từ Trung Quốc...
Chậm trễ trong xử lý vụ “Hội Thánh đức chúa trời”
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, đánh giá về hoạt động văn hoá, xã hội thời gian qua, Thủ tướng cho rằng vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, nhất là có nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống, ứng xử bạo lực với thầy thuốc, nhà giáo, học sinh…
"Quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng còn bất cập như sự việc “Hội Thánh đức chúa trời” tồn tại kéo dài mà chưa kịp thời giải quyết, cho thấy sự chậm trễ, bất cập trong lĩnh vực này", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.
Trả lời câu hỏi liên quan đến hoạt động của "Hội Thánh đức chúa trời", Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, vừa qua các cơ quan chức năng đã vào cuộc, Ban tôn giáo Chính phủ có bốn văn bản hướng dẫn về vấn đề này.
Theo ông Thăng, qua phương tiện thông tin đại chúng thì nhiều người khi tham gia vào "Hội Thánh đức chúa trời" đã vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, ứng xử chưa đúng theo truyền thống dân tộc, ví dụ như chưa đúng trong việc thờ cúng tổ tiên. Những hành vi đó chiếu theo tín ngưỡng tôn giáo cũng bị nghiêm cấm; các vi phạm sẽ được nhà chức trách kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật như vừa qua đã thực hiện ở Thanh Hoá, Thái Nguyên...
Ban tôn giáo Chính phủ phối hợp tích cực với Bộ Công an và các ngành liên quan để tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu, tránh bị lôi kéo, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. "Tinh thần chung là chúng ta tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo nhưng chỉ rõ những vi phạm", ông Thăng nói.
Không có chuyện mất cân đối thu chi quỹ hưu trí
Trả lời phóng viên về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62, nữ lên 60, đại diện Bộ Lao động thương binh và xã hội cho biết, nội dung đề xuất này nằm trong đề án tổng thể về cải cách bảo hiểm xã hội và không có chuyện tới năm 2025 mất cân đối thu chi quỹ hưu trí.
Theo đại diện Bộ Lao động, trước đây Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có tính toán và đưa ra mốc 2025 trên, nhưng đó là thời điểm trước khi có Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Trong thực tế, Bộ Lao động đã tính toán và nhận thấy quỹ được ổn định và đảm bảo trong thời gian lâu hơn là 2025.
Ngoài ra, việc đề xuất điều chỉnh tuổi nghỉ hưu được Bộ Lao động cân nhắc trên nhiều yếu tố chứ không đơn thuần riêng về cân đối quỹ quỹ, như hiệu quả sử dụng nhân lực, năng suất lao động, bình đẳng giới, việc làm....
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.