Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 5 tháng 12 năm 2017 | 2:35

Công cuộc giảm nghèo ở Điện Biên: Những kết quả tích cực

Nói về thành tựu của công cuộc giảm nghèo, ông Lê Văn Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cho biết, tỉnh xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng và được đặt trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội  của tỉnh.

Ông Lê Văn Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.

Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

Thưa ông, sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04 năm 2011 của BCH tỉnh Đảng bộ, kết quả tích cực nhất của công cuộc giảm nghèo ở Điện Biên là gì?

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/11/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XII) về Chương trình giảm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết của HDND tỉnh về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định triển khai Chương trình giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015; đồng thời, UBND tỉnh thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo tỉnh, do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành và sự hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 50,01% (năm 2011) xuống còn 28,01% (năm 2015, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015), trong đó, các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP có tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 70,44% xuống còn 40,25%. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 44,82% (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020). Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá, đạt trung bình 9,1%/năm; bình quân thu nhập đạt 23,6 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 89% so với năm 2010.

Đạt được kết quả như vậy, theo ông, đâu là cách làm sáng tạo của tỉnh trong công tác giảm nghèo?

Điện Biên đã kịp thời xây dựng và ban hành nghị quyết, chương trình về công tác giảm nghèo bền vững gắn với đảm bảo an sinh xã hội trên cơ sở nghiên cứu, xem xét cụ thể điều kiện thực tế của từng địa phương trong từng giai đoạn. Trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp, ngành đã kịp thời tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, cơ bản đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; qua đó góp phần triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách, tạo được sự đồng tình ủng hộ, tham gia thực hiện của người dân. Đã phân công và gắn trách nhiệm của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh trong việc giúp đỡ các xã khó khăn.

Trong 6 năm (2011-2016), toàn tỉnh Điện Biên đã huy động được 12.640,44 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2015 là 12.293,87 tỷ đồng; năm 2016 là 346,57 tỷ đồng) cho công tác giảm nghèo.

Tập trung huy động đa dạng mọi nguồn lực, từ vốn Trung ương, vốn địa phương, từ nguồn hỗ trợ của các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp và nhân dân. Sử dụng công khai, minh bạch, có hiệu quả các nguồn lực, tập trung vào các vùng khó khăn, vùng nghèo trọng điểm, ưu tiên theo hình thức cuốn chiếu, bảo đảm đủ mức đầu tư, hỗ trợ để phát huy hiệu quả, không dàn trải các nguồn lực đầu tư.

Tỉnh triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình.

Đặc  biệt, tỉnh chuyển phương thức hỗ trợ từ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, hỗ trợ có thu hồi luân chuyển; khuyến khích sự chủ động tích cực tham gia của người nghèo, chống tư tưởng trông chờ ỷ lại, bảo đảm tính bền vững trong giảm nghèo. Tăng cường hoạt động cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo tham gia vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, nhất là vốn vay tín dụng ưu đãi.

Với những giải pháp như thế, năm 2017, Điện Biên sẽ hoàn thành mục tiêu giảm nghèo, thưa ông?

Theo mục tiêu giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2016-2020, Điện Biên phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020) từ 48,14% năm 2015 xuống còn dưới 33% vào năm 2020 (bình quân giảm trên 3%/năm), trong đó các huyện nghèo giảm bình quân trên 4%/năm.

Riêng năm 2017, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 44,82% xuống còn 41,64% (giảm 3,3% so năm 2016). Đến nay, theo số liệu ước 6 tháng đầu năm, số hộ nghèo toàn tỉnh là 53.366 hộ trên tổng số 123.500 hộ dân cư, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 43,21% (đạt 52,42%), dự ước hết năm 2017, sẽ đạt mục tiêu đề ra.

Điện Biên đang tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 và sẽ công bố kết quả chính thức vào đầu năm 2018. Kết quả điều tra, rà soát sẽ là căn cứ quan trọng để phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng nhóm, từ đó làm cơ sở để đề ra các giải pháp triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cho phù hợp với thực tế.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Hùng (thực hiện)

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top