Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 26 tháng 11 năm 2017 | 11:23

Công tác giảm nghèo ở Mường Chà: Những kết quả tích cực

Mường Chà (Điện Biên) là huyện miền núi biên giới với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi cao, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Tuy nhiên, những năm gần đây, huyện đã thực hiện tốt việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi với ông Trang A Lử, Phó Chủ tịch UBND huyện.

Thưa ông, ông có thể nói rõ hơnvề tình hình giảm nghèo trên địa bàn huyện thời gian qua?

Trong 5 năm 2011 - 2015, Mường Chà đã tích cực triển khai các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo; Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, phòng ban, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải thiện điều kiện sản xuất và nâng cao đời sống, tạo việc làm cho người lao động. Qua đó, trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực đội ngũ cán bộ các cấp của huyện được cải thiện và nâng lên. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, nâng cấp. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm từ 66,66% năm 2010 xuống còn 50,73% năm 2014 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015), bình quân giảm 3,15%/năm. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện tăng lên trên 70% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Đến năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 66,79%, giảm 3,73% so với năm 2015; tỷ lệ hộ cận nghèo 9,48%, tăng 1,98% so với năm 2015. Kết quả xóa đói giảm nghèo đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội của huyện.

Vậy đâu là những khó khăn trong công tác giảm nghèo của Mường Chà, thưa ông?

Là huyện vùng cao, biên giới, kinh tế chậm phát triển; trình độ dân trí của một số bộ phận nhân dân còn thấp; đời sống của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao (năm 2015 là 70,65%). Nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho các xã nghèo, hộ nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu, hộ nghèo còn thiếu vốn (cả vốn sự nghiệp và vốn đầu tư); thiếu đất canh tác; các chương trình, dự án, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo còn dàn trải. Một số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, chưa tự vươn lên thoát nghèo. 

Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn chưa quyết liệt trong công tác, chỉ đạo thực hiện chương trình. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các hộ nghèo có lúc có nơi còn chưa kịp thời, sâu rộng. Trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở cơ sở còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giảm nghèo của huyện.

Vậy mục tiêu giảm nghèo của huyện trong thời gian tới ra sao, thưa ông?

Trong giai đoạn 2016-2020 huyện Mường Chà quyết tâm giảm 4-5% hộ nghèo/năm. Tuy nhiên, năm vừa qua, chúng tôi cố gắng thực hiện nhưng chưa đạt mục tiêu đặt ra, mới chỉ đạt hơn 3,2%. Tuy vậy, huyện vẫn quyết tâm cố gắng phấn đấu từ nay đến 2020 tối thiểu giảm bình quân mỗi năm 4%.

Xin cảm ơn ông!

 

Mường Chà là huyện miền núi, biên giới, trong đó có ba xã biên giới Việt - Lào, tổng chiều dài đường biên giới là 19,4km; dân số toàn huyện năm 2015 có 43.051 người, với 13 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 66,44%, dân tộc Thái chiếm 15,84%, dân tộc kinh chiếm 7,88%, dân tộc Khơ Mú chiếm 5,94%, còn lại là các dân tộc khác.

Nguyễn Thái Bình (thực hiện)

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top