Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 18 tháng 12 năm 2017 | 1:49

Công tác giảm nghèo ở Mường Lay đạt kết quả tích cực

Những năm qua, thị xã Mường Lay (Điện Biên) đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Vũ Xuân Linh, Phó chủ tịch UBND thị xã, xung quanh vấn đề này.

Mô hình trồng rau góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Xin ông cho biết đôi nét về tình hình giảm nghèo trên địa bàn thời gian qua?

Công tác giảm nghèo trên địa bàn thị xã Mường Lay luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cấp ủy, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị các cấp. Các chương trình giảm nghèo  được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả, nhất là các chính sách liên quan trực tiếp đến đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sinh hoạt,..

Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm. Năm 2015, thị xã có 297 hộ nghèo, chiếm 9,91%; năm 2016 giảm còn 276 hộ ( 9,04%). Năm 2017 ước còn 239 hộ, chiếm 7,82%, giảm 2,09% so với năm 2015. Đời sống nhân dân, đặc biệt là những người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở những vùng khó khăn được cải thiện rõ rệt, được tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.

Đâu là những khó khăn của công tác giảm nghèo tại Mường Lay và một số giải pháp tháo gỡ, thưa ông?

Thị xã Mường Lay có 3 đơn vị hành chính: 2 phường (Na Lay, Sông Đà), 1 xã (Lay Nưa), với diện tích tự nhiên 11.403,50 ha và 14.379 nhân khẩu.

Thị xã mới hoàn thành dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, việc cải tạo và tiến hành sản xuất trên diện tích mới khai hoang còn gặp nhiều khó khăn. Một số bản vùng cao sống cách xa trung tâm nên việc tuyên truyền, triển khai một số chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về giảm nghèo bền vững còn khó khăn.

Để tháo gỡ những khó khăn trên, thị xã Mường Lay đã tiến hành san gạt, cải tạo lòng hồ thủy điện Sơn La tạo đất bán ngập cho nhân dân sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ người dân khai hoang, cải tạo và tiến hành sản xuất trên diện tích đất mới khai hoang. Đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về giảm nghèo bền vững.

Thời gian qua, thị xã đã cố gắng tạo mọi điều kiện để kinh tế phát triển ổn định, chuyển dịch đúng hướng, theo đó tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cùng tham gia sản xuất kinh doanh, tìm việc làm, ổn định kinh tế gia đình, từng bước tăng dần thu nhập, giảm nghèo bền vững. Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Thực hiện huy động các nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo thành phong trào sâu rộng, thu hút và động viên sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp dân cư, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội chăm lo cho người nghèo.

Ông có thể chia sẻ nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo của thị xã thời gian tới?

Chúng tôi sẽ tổ chức tốt, có hiệu quả các dự án trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã được Trung ương bố trí vốn hàng năm.

Tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư về nhà ở, nước sạch, nhà vệ sinh… cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo đặc biệt tại các địa bàn có chỉ số thiếu hụt dịch vụ cơ bản của các hộ dân, tăng khả năng tiếp cận các nhu cầu xã hội cơ bản.

Đẩy mạnh tuyên truyền công tác giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo và vận động nhân dân cùng góp sức thực hiện.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Hùng (thực hiện)

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top