Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 7 năm 2018 | 16:4

Cuộc chiến với nạn bơm tạp chất tôm: Cần xử lý hình sự

Bơm tạp chất vào con tôm được cho là mang lại siêu lợi nhuận nên rất khó ngăn chặn và kiểm soát. Cuộc chiến với nạn bơm tạp chất đã diễn ra hơn chục năm nay nhưng chưa có hồi kết vì lợi nhuận mang về từ hành vi này còn cao hơn mua bán ma túy.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho rằng, cuộc chiến với nạn bơm tạp chất đã diễn ra hơn chục năm nay nhưng chưa có hồi kết vì lợi nhuận mang về từ hành vi này còn cao hơn mua bán ma túy.

Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, cái khó của tỉnh là người dân và chính quyền xã, ấp đều biết nạn đưa tạp chất vào tôm nhưng lại làm ngơ hoặc không dám lên tiếng để ngành chức năng tỉnh ngăn chặn kịp thời. Thậm chí, có trường hợp chống người thi hành công vụ bằng cách đóng kín cửa cơ sở hoặc cho người làm công ra cản trở lực lượng chức năng để có thời gian tẩu tán tang vật.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), phần lớn các doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính không ai dám bơm chích tạo chất vào tôm vì như thế sẽ không thể xuất khẩu được. Bản thân VASEP cũng không có chức năng kiểm tra vi phạm mà chỉ có thể đưa ra khuyến cáo các DN về nhu cầu thị trường cũng như chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Do đó, VASEP yêu cầu các DN nên chung tay tẩy chay những người làm ăn gian dối để bảo vệ thương hiệu tôm Việt Nam.

5.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 
"Hiện nay, có nhiều thương lái người Trung Quốc sang mua tôm sú rồi yêu cầu các cơ sở bơm tạp chất vào với số lượng để vận chuyển về nước tiêu thụ bằng đường biển thay vì đường bộ qua cửa khẩu như trước đây. Do vậy, các bộ, ngành cùng các địa phương cần tăng cường giám sát chặt chẽ về vấn đề này. Cần đưa hành vi bơm tạp chất vào tôm vào án hình sự vì đây là dạng tội phạm thì may ra mới giải quyết được" - ông Hòe kiến nghị.

Đại diện Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết thời điểm hiện tại chỉ có mỗi tỉnh Kiên Giang là thực hiện cam kết 100% cơ sở nuôi và thu mua chế biến trong khi các tỉnh còn lại trong vùng chưa thực hiện tốt. Đáng nói hơn là Sóc Trăng không phát hiện hay xử lý trường hợp nào trên địa bàn. Ngoài ra, các địa phương cũng chưa có trường hợp nào bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc đình chỉ hoạt động. Với tình hình như hiện nay thì mục tiêu "đến năm 2018, cơ bản chấm dứt tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu tại các tỉnh trọng điểm và trên phạm vi cả nước" theo Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất - kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất (đề án 2419) là khó có thể đạt được.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám, cho rằng, cần phải có biện pháp quyết liệt hơn nữa để chấm dứt tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chứ không thể nói khó, không làm được. "Tại sao các địa phương đều biết mà không xử lý hoặc xử lý chưa triệt để?" - ông Tám đặt câu hỏi.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị các tỉnh nên thiết lập ngay đường dây nóng để kịp thời phát hiện, xử lý. "Hình như lãnh đạo các tỉnh đã "quên" việc xử lý người đứng đầu địa phương để xảy ra bơm tạp chất. Cuộc chiến này rất cần có sự chung tay của các DN vì chỉ có họ mới biết rõ những mánh khóe của nhau để báo cho cơ quan thẩm quyền xử lý" - ông Tám khẳng định.

98% nhãn Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc

Bộ Công thương cho biết, mặt hàng quả nhãn xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 124,76 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2017. Mặt hàng quả nhãn xuất khẩu chủ yếu tới một số thị trường chính như Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 98% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quả nhãn của Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết mặt hàng quả nhãn là mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, chỉ một vài tuần tới là bước vào mùa thu hoạch nhãn, thời tiết thuận lợi nên nhãn sai quả, tỷ lệ đậu quả cao, hứa hẹn mùa vụ bội thu.

Khảo sát của phóng viên tại một số chợ đầu mối hoa quả trên địa bàn Hà Nội như chợ chợ Nhổn, chợ Long Biên, chợ Song Phương, chợ đầu mối phía Nam... cho thấy, khoảng 2 tuần trở lại đây đã xuất hiện nhãn đầu mùa. Dù chủ yếu là nhãn của một vài tỉnh thành lân cận Hà Nội chín sớm, quả chưa chín hẳn, chưa ngọt đậm đà như nhãn chính vụ, song nhãn đầu mùa cũng khá hút người mua.

Giá nhãn lồng đầu mùa năm nay khá rẻ so với các năm trước. Thời gian đầu giá ở mức 50.000-60.000 đồng/kg, nhưng hiện tại đã giảm về chỉ dao động ở mức 30.000-35.000 đồng/kg. Người tiêu dùng cho rằng đây được xem là mức giá dễ mua so với nhãn đầu mùa của những vụ trước.

8.jpg
Đóng gói nhãn xuất khẩu. 

 

Thí điểm đấu giá hải sản tại chợ cá lớn nhất miền Trung

UBND TP Ðà Nẵng vừa quyết định phê duyệt Ðề án thí điểm tổ chức bán đấu giá hải sản tại chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang (quận Sơn Trà), triển khai thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2019.


Theo đó, đối tượng tham gia gồm các chủ tàu thuyền đánh cá có giấy chứng nhận VSATTP, có đăng ký tham gia mô hình đấu giá hải sản thí điểm với BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cùng với các chủ nậu, vựa, thương nhân, cơ sở thu mua hải sản có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Giai đoạn đầu, sẽ đấu giá các loại hải sản có giá trị lớn, sản lượng ổn định, thường giao dịch nhiều như cá ngừ, cá hố, cá đổng, cá bò, mực; sản phẩm có sự khác biệt lớn về chất lượng, chủng loại và sản phẩm quý hiếm có giá trị cao. Mỗi tháng tổ chức 10 phiên đấu giá.

Theo UBND TP Ðà Nẵng, hoạt động bán đấu giá hải sản góp phần ổn định giá cả sản phẩm khai thác trên địa bàn, tránh tình trạng tư thương ép giá. Ðồng thời, cung cấp thông tin cho công tác quản lý và phát triển ngành thủy sản thành phố.

Lượng hải sản qua cảng cá, chợ đầu mối Thọ Quang bình quân trên 100.000 tấn mỗi năm.

9.jpg
Ảnh minh họa. (Internet)

 

Cá bớp tăng giá, người nuôi phấn khởi

Tại các huyện đảo nuôi cá bớp trong lồng bè nhiều như: Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc và thị xã Hà Tiên (Kiên Giang), vụ cá năm nay nông dân phấn khởi vì giá tăng mạnh, sốt hàng.

Hiện thương lái mua tại bè cá loại 1 (4 - 6 kg/con trở lên) 21.000 - 22.000 đồng/kg, loại 2 (3 - 3,5 kg/con) giá 180.000 - 190.000 đồng/kg, tăng từ 25.000 -30.000 đồng/kg so với tháng trước. Theo người nuôi, cá bớp luôn được thị trường ưa chuộng vì thịt thơm ngon giàu dinh dưỡng, sản lượng thường không đủ đáp ứng thị trường.

Ông Trần Văn Nung, ở xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Hải, vừa thu hoạch 3 bè nuôi cá bớp cho biết: Cá bớp nuôi khoảng 14 - 16 tháng mới thu hoạch, cá đạt trọng lượng từ 3 - 5 kg/con, bán giá 210.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi trên 100 triệu đồng.

7.jpg
Cá bớp đang tăng giá giúp người nuôi có lãi. (Ảnh: Internet)

 

Giá lợn tăng cao đạt mức kỷ lục mới

Theo thông tin từ các địa phương, giá lợn hơi ngày 18/7, tăng khoảng 500 - 3.000 đồng/kg từ miền Bắc tới miền Nam, miền Bắc chính thức xác lập mức kỷ lục mới 55.000 đồng.

Cụ thể, giá lợn hơi tại Bắc Giang và Hưng Yên tăng thêm 1.000 đồng/kg và đạt ngưỡng 55.000 đồng/kg. Các địa phương khác như Hải Dương cũng tăng 1.000 đồng lên 54.000 đồng/kg; Hà Nam, Nam Định tăng ít hơn, khoảng 500 đồng, lên 53.500 đồng/kg. Hiện, giá lợn hơi tại miền Bắc đang được thu mua ở mức rất cao, dao động trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg.

Với đà tăng phục hồi tại miền Bắc đã giúp kéo giá lợn tại tỉnh lân cận ở miền Trung lên theo. Tính chung toàn khu vực miền Trung, giá lợn hơi đang giao dịch trong khoảng 43.000 - 53.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Nam, hiện, giá lợn hơi được bán dao động trong khoảng 43.000 - 48.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng so với trước. Bên cạnh đó, các công ty chăn nuôi lớn ở miền Nam cũng cho biết, sẽ tăng giá lợn hơi thêm 500 đồng trong ngày hôm nay, vì vậy đà tăng tại khu vực có thể sẽ vẫn được duy trì.

6.jpg
ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)./.

 

 

 

Thanh Tâm (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Chiều 28/3, Tỉnh ủy Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức tổng kết thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Đây là Đề án do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 25/4/2023 (Đề án 09) nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc".

  • Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá, sau đó thắng thầu bỏ cọc để "thổi giá đất" thì việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết.

  • Thủ tướng trả lời nhiều câu hỏi khó của thanh niên về chuyển đổi số

    Thủ tướng trả lời nhiều câu hỏi khó của thanh niên về chuyển đổi số

    Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp bách của năm 2024 là "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia", tại phiên đối thoại, các đoàn viên thanh niên đã đặt nhiều câu hỏi đến các bộ ngành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xoay quanh chủ đề này.

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

  • Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng gò đồi

    Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng gò đồi

    Phát huy lợi thế diện tích đất đai vùng gò đồi màu mỡ, nhiều địa phương ở Thừa Thiên - Huế đã thực hiện những giải pháp “căn cơ” đẩy mạnh mạnh sản xuất cây trồng, vật nuôi, nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Top