Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 4 năm 2016 | 8:18

Cựu chiến binh, lực lượng quan trọng trong XDNTM

Thực hiện Nghị quyết liên tịch phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hội Cựu chiến binh Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) các cấp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, Hội CCB các cấp đã tuyên truyền, vận động hội viên gương mẫu tham gia hiến kế, hiến công, ủng hộ hàng nghìn tỷ đồng, hàng triệu ngày công, hàng triệu mét vuông đất để làm đường giao thông nông thôn, phá tường rào mở rộng đường làng, ngõ xóm, nâng cấp 9.515km đường giao thông nông thôn, tham gia xây, sửa 12.850km kênh mương nội đồng, 2.060 cây cầu các loại; tham gia xây dựng trường học, lớp học, các cơ sở văn hóa…

Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam và Bộ trưởng Cao Đức Phát ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2016 - 2020.

Phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi cũng được phát huy, mở rộng; các CCB xây dựng được nhiều mô hình kinh tế mới, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, góp phần giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tính đến 31/12/2015, đã có 24.893 hộ CCB giảm được nghèo, tương đương 0,91%; hiện còn 80.059 hộ nghèo, chiếm 2,94%; hộ cận nghèo 102.010 hộ, chiếm 3,74%; số hộ CCB có mức sống khá, giàu là 54,31% trên tổng số gần 2,8 triệu hội viên.

Các CCB đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi heo, gà, ba ba, trồng nấm, cà phê, hồ tiêu; mô hình trang trại kết hợp sinh thái, trang trại tổng hợp,… với thu nhập bình quân 170 – 180 triệu đồng/năm, có nhiều mô hình đạt 500 – 700 triệu đồng/năm. Hiện, trên toàn quốc có 2.211 HTX, 1 liên minh HTX, 3.997 tổ hợp tác, 72.281 trang trại, gia trại do CCB làm chủ, thu hút 457.508 lao động.

Bảo vệ môi trường là nội dung Hội CCB các cấp tham gia tích cực, có hiệu quả, hàng năm tổ chức hàng trăm lớp tập huấn cho hàng chục ngàn lượt cán bộ Hội cơ sở; thành lập “Tổ CCB tự quản thu gom rác thải, thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng”, “Câu lạc bộ bảo vệ môi trường”. Trong các mô hình, trên 90% do CCB làm tổ trưởng.

Hội CCB Việt Nam trao kỷ niệm chương cho lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực thuộc.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, vai trò tiên phong, gương mẫu của hội viên CCB là động lực thúc đẩy, có tác động trực tiếp về nhận thức, lòng tin, đến huy động nguồn lực trong nhân dân. CCB đã tham gia tích cực giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, bức xúc trên địa bàn, tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp để đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình kinh tế của CCB đã tác động trực tiếp đến phục vụ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập của CCB và dân cư nông thôn, được các địa phương quan tâm, học hỏi.

Cũng trong dịp này, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hội CCB Việt Nam tiếp tục xây dựng, ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu tuyên truyền, vận động toàn dân và cả hệ thống chính trị tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa năng suất cao, chất lượng, hiệu quả. Tham gia thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tham gia phát triển, nhân rộng mô hình doanh nghiệp, HTX, trang trại, gia trại do CCB làm chủ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội CCB để tạo điều kiện cho hội viên CCB tham gia tích cực vào các chương trình, dự án về nông nghiệp, nông thôn; bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án phù hợp. Chỉ đạo cơ quan khuyến nông các cấp phối hợp với các cấp Hội CCB hướng dẫn xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức các cuộc tập huấn kỹ thuật, thường xuyên cung cấp các ấn phẩm, tài liệu khoa học kỹ thuật cho các cấp Hội CCB. Nghiên cứu, đề xuất các chế độ, chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, động viên CCB tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Anh Thơ

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top