Từ nay đến hết 31/12, thành phố Đà Nẵng triển khai thí điểm dán tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm (QR code) tại chợ Hàn.
Thành phố Đà Nẵng đang triển khai Đề án thí điểm dán tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm (QR code) tại chợ Hàn từ nay đến 31/12. Qua đó, tăng cường kiểm soát và bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại các chợ truyền thống.
Đề án này do Sở Công thương thành phố Đà Nẵng phối hợp với Viễn thông Đà Nẵng thực hiện. Đề án thu hút hơn 70 tiểu thương các ngành hàng thực phẩm: gia vị, công nghệ phẩm, mắm, nem, chả… tham gia.
Theo đó, Viễn thông Đà Nẵng cung cấp và kích hoạt một triệu tem QR code, gồm: tên sản phẩm, tên thương hiệu (quầy hàng), số điện thoại, địa chỉ, giấy phép kinh doanh, thành phần của sản phẩm, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Kinh phí thực Đề án do ngân sách thành phố hỗ trợ.
Khách hàng mua sắm thực phẩm tại chợ Hàn có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ mua bằng cách sử dụng điện thoại thông minh chụp và quét mã QR code.
Ông Nguyễn Văn Trừ, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn và môi trường, Sở Công thương thành phố Đà Nẵng cho biết, khi được dán tem QR code truy xuất nguồn gốc tại chợ Hàn, những tiểu thương kinh doanh tại đây cũng ý thức về vấn đề này.
"Đây là chợ du lịch, khách du lịch rất nhiều, thương hiệu của các tiểu thương trong chợ Hàn cũng được khẳng định dần. Việc truy xuất nguồn gốc sẽ tạo sự yên tâm cho khách hàng. Nếu việc triển khai tốt đề nghị thành phố tiếp tục cho nhân rộng ra một số chợ lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Công tác dán tem và mua tem thì xã hội hóa, tiểu thương trong các chợ phải trả chi phí hết", ông Trừ cho hay./.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.