Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất, kinh doanh (SXKD) rượu có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, người sản xuất và chính quyền nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định vẫn chưa nắm rõ về việc thực hiện quy định này.Nghị định…chưa về làng
Theo Nghị định 94, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho các DN có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với chính quyền địa phương tại nơi sản xuất; khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán rượu với DN có giấy phép sản xuất rượu cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra; tổ chức, cá nhân sản xuất rượu phải có giấy phép và sản phẩm phải có nhãn mác,...
Tuy nhiên, gần 1 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, có mặt tại nhiều làng rượu trên địa bàn Bình Định như Phước An, Phước Lộc (huyện Tuy Phước); Nhơn Lộc, Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn)…, khi chúng tôi đề cập đến Nghị định 94, hầu hết người sản xuất rượu thủ công đều... không biết.
Chị Trương Thị Bốn, chủ một cơ sở sản xuất rượu ở thôn Đông Lâm, xã Nhơn Lộc, nơi nổi tiếng với làng rượu thủ công có lịch sử hàng trăm năm thản thiên trả lời khi chúng tôi đề cập đến Nghị định 94: “Lâu nay tui có nghe ai nói gì về Nghị định này đâu. Hơn chục năm qua, gia đình chỉ nấu rượu bán cho bà con trong làng rồi tận dụng hèm cho heo ăn chứ có kinh doanh lớn đâu mà đăng ký nhãn hiệu hay dán mác sản phẩm”.
Ông Nguyễn Thành Nhân, chủ cơ sở sản xuất rượu đế tại thôn An Sơn 2, xã Phước An chia sẻ: “Nếu thực hiện ngay những quy định của Nghị định 94 thì hơi khó cho chúng tôi vì lâu nay chỉ sản xuất quy mô nhỏ”.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Cao Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc cho biết: “Địa phương chưa nhận được văn bản hướng dẫn từ các ngành chức năng về nghị định mới này. Hiện, trên địa bàn xã chỉ có làng rượu Bàu Đá với 34 hộ đã đăng ký và được cấp giấy phép sản xuất đúng theo quy định về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Nếu nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể từ ngành chức năng, chúng tôi sẽ chỉ đạo bà con thực hiện nghiêm túc”.
Còn đó nỗi lo
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện Nghị định 94. Có lẽ vì thế mà việc nấu rượu thủ công tại nhiều địa phương vẫn diễn ra bình thường, thậm chí sản lượng rượu còn tăng gấp đôi so với trước, nhiều gia đình đang cố gắng đẩy mạnh sản xuất để kịp cung ứng ra thị trường, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong dịp Tết Quý Tỵ.
Sau khi chúng tôi đề cập đến Nghị định 94 đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều, trong khi không ít hộ dân tỏ ra ủng hộ nghị định mới này nhằm siết chặt kiểm tra các loại rượu không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thì vẫn còn không ít người tỏ ra quan ngại về tính khả thi của Nghị định 94.
Chị Nguyễn Thị Tám, người sản xuất kinh doan rượu tại xã Nhơn Thọ bày tỏ: “Việc ban hành Nghị định nhằm siết chặt việc sản xuất, kinh doanh rượu là hợp lý nhưng muốn thực hiện không dễ chút nào. Trước hết, ngành chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về thủ tục đăng ký sản xuất kinh doanh. Vì lâu nay, mỗi khi nghe đến làm thủ tục đăng ký là người dân e dè vì ngại chi phí cao, thủ tục rườm rà”.
Nhận định về Nghị định 94, ông Lê Quang Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất - Kinh doanh rượu Bàu Đá Bình Định cho biết: Thời gian qua, những loại rượu không nhãn mác, rượu nhái nhãn hiệu Bàu Đá bày bán trôi nổi trên thị trường tác động không nhỏ đến uy tín, chất lượng và thương hiệu rượu Bàu Đá đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu, gây thiệt hại cho người sản xuất. Mặc dù tất cả các chủ cơ sở sản xuất rượu Bàu Đá chính hiệu đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất rượu do Hiệp hội ban hành nhưng vấn nạn rượu giả, rượu nhái cũng ảnh hưởng khá lớn đến sản xuất. Tôi nghĩ nếu Nghị định 94 được triển khai và thực hiện đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chức năng trong việc quản lý, kiểm tra việc sản xuất kinh doanh rượu. Từ đó, những loại rượu giả, kém chất lượng sẽ bị loại bỏ.
“Qua đây, tôi cũng mong Chi cục Quản lý thị trường, các cơ quan ban ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu bày bán rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là trong thời điểm Tết Quý Tỵ đã cận kề”, ông Tâm đề xuất.
Trường Sơn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.