Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 28 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 7 năm 2017 | 1:44

Đạo Viện tập trung phát triển kinh tế để nâng cao tiêu chí thu nhập

Nằm ở phía Đông Bắc, thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), Đạo Viện là xã đặc biệt khó khăn, do vậy, công cuộc xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở địa phương không hề dễ dàng.

Ông Lý Văn Điều, Chủ tịch UBND xã.

Để đạt được 9/19 tiêu chí như hiện nay, Ban chỉ đạo, Ban quản lý XDNTM của xã Đạo Viện đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đóng trên địa bàn, các ban ngành, đoàn thể, hệ thống chính trị từ xã đến thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến từng người dân thông qua các hội nghị lồng ghép, để nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình, cùng chung tay thực hiện.

Bên cạnh thuận lợi được Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư nguồn vốn, hỗ trợ kinh phí, Đạo Viện vẫn gặp không ít khó khăn do địa bàn rộng, dân cư sinh sống không tập trung, trình độ dân trí thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập ở mức khiêm tốn… Xác định thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giúp xã  thực hiện được các tiêu chí liên quan như: hộ nghèo, nhà ở dân cư, cơ sở vật chất văn hóa, đường giao thông nông thôn, Đạo Viện đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập thiết thực cho người dân.

Để thực hiện chương trình giảm nghèo, từng bước tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, Đạo Viện đã có những bước đi cụ thể như: phối hợp với các cơ quan chuyên môn mở 134 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất cho hơn 4.700 lượt người. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đưa các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất gắn với thâm canh, trở thành sản phẩm hàng hóa gắn  với thị trường như: lúa, ngô, lạc... Cơ giới hóa sản xuất từ khâu gieo trồng tới khâu thu hoạch, chế biến nông sản, từ đó nâng cao hệ số sử dụng đất lên tới 2,56 lần, sản lượng lương thực đạt trên 1.800 tấn/năm, bình quân 59,7kg/người/tháng.

Đạo Viện có 5,4ha mặt nước, mặt thoáng công trình thủy lợi được tận dụng để nuôi trồng thủy sản, cho sản lượng 9,6 tấn các loại. Từng bước thực hiện chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp, với các giống vật nuôi có giá trị, năng suất cao, an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, xã khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển mô hình kinh tế rừng, đẩy mạnh trồng và khai thác rừng cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy giấy An Hòa. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, diện tích trồng mới rừng tập trung ước đạt 125ha, khối lượng gỗ cho khai thác là 15ha, đạt 1.200m3.

Thực hiện lồng ghép từ các chương trình, dự án của Chính phủ, năm 2014, Đạo Viện đã khởi công xây dựng đường điện 35kV đi phía Bắc của xã với chiều dài 5,83km, nâng số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn xã lên 634 hộ/662 hộ.

Trụ sở UBND xã Đạo Viện.

Năm 2017, xã tập trung đầu tư, nâng cấp và bảo dưỡng các công trình nước sạch tại các khu dân cư, giúp 100% hộ dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh; duy tu, bảo dưỡng 29km các tuyến đường thôn, bản theo định kỳ, bê tông hóa 10,1km đường giao thông nông thôn. Đến nay, 100% số thôn trên địa bàn có đường ô tô đến trung tâm xã thông suốt 4 mùa; nâng cấp, cải tạo và xây mới 4,2km kênh mương, đảm bảo tỷ lệ tưới chắc chắn cho 89% diện tích lúa.

Ngoài ra, Đạo Viện còn chú trọng hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xuất khẩu lao động,... thông qua NHCSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, tổng dư nợ lên đến hơn 30 tỷ đồng. Từ đồng vốn này, người dân đã mạnh dạn đầu tư thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. Đến nay, trên địa bàn xã có 61 máy cày to, 38 máy cày nhỏ (năm 2011 toàn xã chỉ có 15 chiếc máy cày và máy bừa); 36 máy tuốt lúa; 47 máy xay xát; 46 ô tô vận tải các loại phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách; đầu tư máy xẻ gỗ, bóc gỗ, băm dăm gỗ; sản xuất kem que, rượu men lá...; thành lập được 1 công ty TNHH, 1 HTX nông - lâm nghiệp và 111 hộ kinh doanh cá thể. Tại thời điểm năm 2011, thu nhập bình quân trên địa bàn chỉ đạt 700.000 đồng/người thì đến năm 2016 đã đạt bình quân 1.772.600 đồng/người/tháng.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lý Văn Điều, Chủ tịch UBND xã, nói: “Dự kiến đến hết năm 2017, Đạo Viện có thêm 25 hộ thoát nghèo; sẽ duy tu, bảo dưỡng, làm mới thêm một số công trình phúc lợi. Trên địa bàn xã hiện còn 1 thôn gồm 27 hộ là đồng bào dân tộc Mông chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, trụ sở UBND xã xây dựng từ những năm 1990 theo mẫu nhà cấp 4 nay đã xuống cấp, đến lúc cần phải được đầu tư xây mới. Chính quyền, nhân dân xã mong Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa, nâng mức đầu tư từ các dự án để bộ mặt nông thôn Đạo Viện ngày càng khởi sắc”.

          Kiều Thủy

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top