Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 11 năm 2017 | 2:19

Dấu ấn ngành giáo dục ở Sìn Hồ

KTNT - Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu, cùng với sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Sìn Hồ bằng việc cụ thể hóa các Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) với tiêu chí số 5 - trường học và tiêu chí 14 - giáo dục đã tạo luồng gió mới, góp phần thay đổi diện mạo bức tranh NTM ở Sìn Hồ.

Một giờ học tại Trường Mầm non Hồng Thu.

Ông Ngô Hoàng Thái, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Sìn Hồ, cho biết: “Thời gian qua, ngành đã xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí trường học và giáo dục, kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo và triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành gắn với nhiệm vụ XDNTM ở từng địa phương. Việc tuyên truyền, vận động trong toàn ngành và các tầng lớp nhân dân về công tác XDNTM đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ, thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo các trường học từng bước đưa nội dung Chương trình XDNTM tích hợp vào chương trình dạy học và sinh hoạt hướng nghiệp ở mỗi cấp học cũng góp phần bồi đắp cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, giúp các em hiểu thêm vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo động lực để các em học tập, rèn luyện tốt hơn.

Nhờ đẩy mạnh công tác chỉ đạo, rà soát gắn với từng tiêu chí đã giúp ngành GD & ĐT Sìn Hồ tìm ra nhiều giải pháp phù hợp để nâng cao số xã đạt tiêu chí số 5 và tiêu chí 14 một cách bền vững. Để công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đi vào nề nếp, ngành GD&ĐT huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về sự cần thiết phải quan tâm đến việc xây dựng trường học đạt chuẩn, tạo điều kiện cho con em địa phương có môi trường học tập tốt nhất. Nhiều trường học đã có những việc làm thiết thực, hiệu quả, phát huy tốt vai trò của học sinh trong công tác tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, bạn bè đóng góp công sức, tiền của, hiến đất… để XDNTM.

 Những năm qua, ngành GD&ĐT Sìn Hồ luôn nhận được quan tâm của các cấp chính quyền, nhân dân cùng các tổ chức xã hội trong việc đầu tư, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay, toàn ngành có 1.076 phòng học; trong đó có 556 phòng học kiên cố, 317 phòng  bán kiên cố, 203 phòng học tạm. Toàn huyện có 10 trường đạt chuẩn quốc gia (mầm non 2; tiểu học 6; THCS 2).

Năm học 2016  - 2017, ngành GD&ĐT huyện Sìn Hồ có 3 tập thể được UBND tỉnh Lai Châu tặng Cờ thi đua; 12 tập thể được tặng Bằng khen của UBND tỉnh; 1 trường (Tiểu học Chăn Nưa) được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen; 71/76 tập thể đạt danh hiệu tiên tiến (trong đó 46 tập thể đạt lao động xuất sắc); 1.689 cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; 270 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (trong đó có 4 người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh) …

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện tiêu chí số 5 - trường học trên địa bàn huyện vẫn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất. Ông Thái cho biết thêm: “Cơ sở vật chất tại các trường học từng bước được đầu tư xây dựng từ các chương trình, dự án nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ nên một số hạng mục chưa đạt chuẩn, đặc biệt là phòng học chuyên môn và phòng chức năng”.

Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, ngành GD&ĐT huyện Sìn Hồ đã tích cực thực hiện tiêu chí số 14 để đẩy mạnh giáo dục toàn diện. Theo đó, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các trường tiếp tục quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh; tăng cường giáo dục đạo đức, trang bị kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số; tạo môi trường giáo dục lành mạnh thân thiện với học sinh…

Năm học 2017 - 2018, ngành GD&ĐT huyện Sìn Hồ đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, trong đó tập trung nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn, nhất là chất lượng giáo dục bậc THCS; tăng cường tiếng Việt cấp học mầm non, tiểu học; nâng tỷ lệ học sinh tiểu học được học tiếng Anh chương trình 10 năm lên trên 50%; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và phấn đấu có thêm 2 trường được tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Đức Sơn

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top