Từ đầu năm 2017 đến nay, ngành nông nghiệp liên tục đón nhận tin vui khi có nhiều dự án “khủng” đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đến sự phát triển của ngành.
Trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán, nhấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đã có lời giải cho bài toán nông nghiệp Việt Nam và yêu cầu nâng gói tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hà Nam (Vinaseed). Ảnh: VGP/Quang Hiếu.
Ngay sau đó, Tập đoàn TH ra mắt khu nông nghiệp công nghệ cao tại Thái Bình và ngày 4/3 tới, Công ty Cổ phần ĐTK chính thức gia nhập danh sách những doanh nghiệp tham gia sản xuất trứng sạch và còn rất nhiều doanh nghiệp khác đang có những dự định đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Đó là chưa kể các thành viên Chính phủ đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực của ngành. Lần đầu tiên đích thân Thủ tướng chỉ đạo một cuộc họp bàn giải pháp phát triển ngành tôm; vấn đề vốn cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tháo gỡ khó khăn về đất đai đang được đề cập đến một cách cởi mở. Những động thái tích cực ấy đã giúp ngành nông nghiệp có nhiều khởi sắc ngay từ đầu năm.
Tính đến 15/2, cả nước đã gieo cấy được 2.849 nghìn ha lúa Đông Xuân, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương ở miền Bắc đã gieo cấy đạt 932,3 nghìn ha lúa Đông xuân, bằng 130,6% cùng kỳ. Miền Nam đã cơ bản kết thúc xuống giống lúa Đông xuân, tổng diện tích đạt 1.917,1 nghìn ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, riêng vùng ĐBSCL xuống giống đạt 1.538,2 nghìn ha, bằng 99,1% cùng kỳ, đã thu hoạch đạt 524.255 ha, năng suất ước đạt 60 tạ/ha.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao việc các địa phương chủ động phương án lấy nước, tích cực gieo cấy vụ Đông Xuân, nhất là những vùng như Tây Nguyên, Nam Trung bộ, 2-3 năm trước đây bị khô hạn, không gieo cấy được, nhưng năm nay đã gieo cấy đủ; riêng chỉ có gần 1.000ha ở Bình Định và Phú Yên bị ngập nước không cấy lúa được, có thể chuyển sang cây ngắn ngày khác. Đặc biệt, đối với 524.255ha trà lúa Đông Xuân gieo sớm ở ĐBSCL năm nay, dù năng suất không cao (khoảng 60,2 tạ/ha) nhưng lại được giá, với mức tăng tăng 10-12% và hiện người dân đã bán hết lúa. Hiện nay, giá lúa tươi đang có xu hướng ổn định, tăng từ 100-300 đồng/kg. Với khoảng 1 triệu ha lúa thu hoạch trong tháng 3 tới, năng suất dự kiến đạt khoảng 70-72tạ/ha. Bộ trưở ng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu cân đối sản lượng thu hoạch lúa trong tháng 3/2017 cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu và chuẩn bị cân đối gạo cho dữ trữ quốc gia nên năm nay có thể không cần phải dự trữ lúa gạo như mọi năm.
Đối với lĩnh vực thủy sản, ước sản lượng khai thác trong tháng đạt 174.000 tấn. Như vậy, 2 tháng đầu năm sản lượng khai thác đạt 389 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ; trong đó khai thác biển ước đạt 373 nghìn tấn, tăng 1,3%; khai thác nội địa ước đạt 16 nghìn tấn. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ở 3 tỉnh miền Trung đạt 3.560 tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 2 ước đạt 253.000 tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ. Lũy kế 2 tháng, sản lượng nuôi trồng đạt 463.000 tấn, tăng 1,2%. Cụ thể, diện tích nuôi cá tra ước đạt 2.154ha, giảm 10,6%; sản lượng ước đạt 179.700 tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích thả nuôi tôm cả nước đạt 448.300ha, tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng ước đạt 43.700 nghìn tấn, tăng 23,89%. Riêng vùng ĐBSCL, diện tích nuôi tôm nước lợ là 438.700ha với sản lượng ước đạt 39.300 tấn. Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 852.000 tấn, tăng 3% so với tháng 2/2016.
Trong tháng, Bộ đã tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình xuất, nhập khẩu, lưu thông vận chuyển sản phẩm chăn nuôi trên thị trường góp phần bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Đồng thời, tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi, nhất là nguy cơ lây lan cúm A/H7N9. Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, tháng 2/2017, đàn trâu, bò phát triển ổn định, ước tính đàn trâu cả nước giảm khoảng 0,1%, đàn bò tăng khoảng 1,9 – 2,1% so với cùng kỳ năm 2016; đàn lợn tăng khoảng 4,5 – 5,2%; đàn gia cầm tăng khoảng 4,3 – 4,8%. Riêng chăn nuôi lợn, hiện giá thịt lợn đang tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết Nguyên đán, giá lợn hơi dao động ở mức 33.000-36.000đ/kg.
Về lâm nghiệp, tính đến 20/2 cả nước đã chuẩn bị được 130,5 triệu cây giống; diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 4.860 ha, tăng 93,6% so với cùng kỳ năm trước; rừng trồng được chăm sóc đạt 74.445 ha, giảm 38,8%; khoanh nuôi tái sinh ước đạt 109 nghìn ha, giảm 25,5%; giao khoán bảo vệ rừng đạt 1.286 nghìn ha, tăng 23,6%. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 875 nghìn m3, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 23/2, số vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là 1.221 vụ (giảm 22% so với T2/2016); trong đó, có 77 vụ phá rừng, thiệt hại 28 ha (phá rừng tập trung ở Lâm Đồng, Đăk Nông); đã xử lý 1.054 vụ, tịch thu 2.419m3 gỗ các loại (1.787 m3 gỗ tròn và 632 m3 gỗ xẻ các loại); xảy ra 16 vụ cháy rừng làm thiệt hại 32 ha rừng (giảm 60% so với cùng kỳ). Lũy kế 2 tháng, tổng số vụ vi phạm là 2.698 vụ (giảm 18,0%); diện tích rừng bị thiệt hại là 125ha (giảm 61,9%), thu nộp ngân sách 6,2 tỷ đồng.
Khánh Nguyên
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.