Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 5 năm 2020 | 20:50

ĐBSCL có khoảng 430.000 người dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt

Đó là thông tin được công bố tại Hội nghị Đánh giá hiện trạng và giải pháp tổng thể cấp nước nông thôn cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long do Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức ngày 27/5, tại Sóc Trăng.

hội-nghị-đánh-giá-hiện-trạng-và-giải-pháp-tổng-thể-cấp-nước-nông-thôn-cho-các-tỉnh-vùng-đbscl.jpg
 Hội nghị Đánh giá hiện trạng và giải pháp tổng thể cấp nước nông thôn cho các tỉnh vùng ĐBSCL.

 

Vùng ĐBSCL hiện có khoảng 13 triệu người dân sinh sống ở khu vực nông thôn. Trong những năm qua với sự đầu tư của nhà nước, hỗ trợ hiệu quả của các tổ chức quốc tế và đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân đến nay đã có 98% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, 55% nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Trong đó, khoảng 8 triệu người được sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung và 5 triệu người sử dụng nước quy mô hộ gia đình như giếng đào, lu, bể... Do diễn biến thời tiết bất thường, ảnh hưởng đến công tác cấp nước sinh hoạt nông thôn vùng ĐBSCL.

Đa số các công trình cấp nước tập trung bị sụt giảm công suất, thậm chí có những công trình ngừng hoạt động, nhiều hộ dân bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt. Cụ thể, khoảng 167 công trình cấp nước tập trung bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.

Do ảnh hưởng nặng nhất hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020, ĐBSCL có khoảng 96 nghìn hộ dân (tương đương 430 nghìn người) đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Ngành nước nông thôn đã hỗ trợ 20.600 hộ được cấp nước từ công trình cấp nước tập trung (chiếm 22%), 75.400 hộ được cấp nước từ hộ gia đình (chiếm 78%), tập trung chủ yếu tại bảy tỉnh (Bến Tre 20 nghìn hộ, Sóc Trăng 24.400 hộ, Kiên Giang 11.300 hộ, Cà Mau 20.500 hộ, Bạc Liêu 3.300 hộ, Long An 7.900 hộ, Trà Vinh 8.600 hộ).

Trước tình hình diễn biến thời tiết cực đoan như hiện nay và chuẩn bị cho những năm tiếp theo, cần có đánh giá đầy đủ, toàn diện về hiện trạng tình hình cấp nước nông thôn. Đâu là những khó khăn, tồn tại và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới một cách căn cơ, bền vững và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ không để người dân nào thiếu nước sinh hoạt.

 

giải-pháp-cấp-nước-sạch-lưu-động-của-trung-tâm-nước-sạch-và-vệ-sinh-môi-trường-nông-thôn-tỉnh-sóc-trăng.jpg
Giải pháp cấp nước sạch lưu động của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng.

 

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, chúng ta đang lẫn lộn giữa đầu tư nước cho sản xuất và nước sinh hoạt. Hội nghị này, tập trung bàn về mặt kỹ thuật cung cấp nước sinh hoạt nông thôn cho vùng ĐBSCL những hộ đang bị thiếu nước năm nay. Các tỉnh cần tập trung vào các câu hỏi tại sao ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt và làm cách nào để mùa hạn mặn năm sau không còn thiếu nước sinh hoạt nữa. Vì vậy, hội nghị cần tập trung bàn sâu, thấu đáo về mặt kỹ thuật đưa ra giải pháp càng cụ thể càng tốt.

Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, cho rằng, nước sạch là vấn đề cấp thiết cho người dân vùng ĐBSCL. Chúng tôi cám ơn Bộ NN&PTNT và các tỉnh ĐBSCL. Trong đó, có tỉnh Sóc Trăng trong việc hợp tác cùng hỗ trợ chương trình cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân, phụ nữ và trẻ em ĐBSCL.

Với 30% trẻ em trong vùng ĐBSCL, nước sạch luôn là vấn đề cấp thiết trong việc bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Đối với một số địa phương, qua khảo sát tỷ lệ người dân bị cao huyết áp trong vùng xâm nhập mặn lên tới 50%. Bên cạnh, khó khăn về khô hạn xâm nhập mặn còn có một số ít ở Cà Mau, Sóc Trăng vùng nông thôn còn dùng cầu cá để thải chất thải. 

Theo ông Lê Văn Hiểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, ĐBSCL được các chuyên gia đánh giá dễ tổn thương trước diễn biến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong đợt hạn mặn vừa qua, Quỹ nhi đồng Unicef và Trung tâm nước sạch tỉnh đã hỗ trợ bằng nhiều cách không để người dân nào thiếu nước sinh hoạt.

Theo ông Lương Vân Anh, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thủy lợi, hiện ĐBSCL còn 5 triệu người dân còn sử dụng nước quy mô hộ gia đình như: Giếng đào, giếng khoan, lu để trữ nước, chưa tiếp cận được sử dụng hệ thống cấp nước tập trung. Đáng lo ngại nhất trong mùa hạn mặn vừa qua, theo thống kê từ các địa phương có khoảng 96.000 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, để có cơ sở đánh giá đầy đủ, toàn diện về hiện trạng tình hình cấp nước nông thôn những khó khăn, tồn tại và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới một cách căn cơ, bền vững và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “không để người dân nào thiếu nước sinh hoạt”, Bộ NN&PTNT đã và đang nỗ lực ứng phó trước tình hình diễn biến thời tiết cực đoan như hiện nay và chuẩn bị cho những năm tiếp theo.

mùa-hạn-mặn-năm-nay-đbscl-có-khoảng-96000-hộ-với-khoảng-430000-người-dân-gặp-khó-khăn-về-nước-sinh-hoạt-ảnh-trung-tâm-nsvsmtnt-tỉnh-cà-mau-cung-cấp.jpg

 Mùa hạn mặn năm nay ĐBSCL có khoảng 96.000 hộ với khoảng 430.000 người dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt (Ảnh Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh Cà Mau).

 

Ông Hiệp đề nghị, các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với thiên tai và đa dạng các giải pháp cấp nước sạch nông thôn hiệu quả. Đi đôi với đó là bảo đảm chất lượng nguồn nước, tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm nước trong nhân dân, bảo vệ môi trường.

Về lâu dài, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp các bộ ngành có liên quan sẽ triển khai các công trình thủy lợi nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước vào mùa khô cho cả vùng ĐBSCL; xây dựng hành lang pháp lý về nước sạch nông thôn bảo đảm hài hòa lợi ích và công bằng trong sử dụng nước cho người dân nông thôn.

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top