Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2017 | 5:56

Để thuốc Nam vươn tầm thế giới

Lịch sử hàng ngàn năm qua cho thấy, người Việt vẫn dùng cây thuốc Nam để chữa bệnh, nhất là đồng bào thiểu số, khu vực nông thôn, miền núi, ngay cả trong thời kỳ bùng nổ thuốc tân dược như hiện nay. Đã đến lúc cả người dân và cơ quan chức năng cần có chiến lược bảo tồn, phát triển bền vững loại thuốc an toàn, hiệu quả này. Hiện, Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ thị, văn bản để tháo gỡ vấn đề trên.

Vườn thuốc Nam của ông Lý Văn Thủy còn lưu giữ nhiều loại cây dược liệu quý hiếm.

Bài 1: Khi y học hiện đại “bó tay”

Tác dụng chữa bệnh đặc biệt của cây thuốc Nam đã có từ hàng ngàn năm nay. Song, có lẽ vẫn còn nhiều điều chưa biết về những loài cây cỏ quý hiếm này. Nhân dịp tiếp xúc với Lương y Lý Văn Thủy, dân tộc Sán Dìu, xã Đạo Trù (Tam Đảo - Vĩnh Phúc), chúng tôi mới rõ hơn chuyện cây thuốc Nam đã cứu “mệnh” người Việt. Bởi y học cổ truyền  (YHCT) đã điều trị và hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh hiểm nghèo.

Những điều chưa biết về cây thuốc Nam

Đến vườn thuốc Nam của Lương y Lý Văn Thủy, chúng tôi giật mình khi thấy có những cây thuốc chỉ như cây cỏ dại bên đường, nhưng có giá lên tới bạc triệu, nếu không được bảo tồn sẽ một đi không trở lại. Đó là những cây như: Bảy lá một hoa chữa các loại bệnh khó và đặc trị rắn cắn có giá 1 triệu đồng/kg;  Vàng né chữa bệnh khó lành như: nấm, hắc lào; Khôi nhung chữa bệnh dạ dày;  Sò huyết (nụ và hoa của nó giống con sò huyết), cây Cứt chuột, Đơn đen và hàng trăm loại cây thuốc quý hiếm khác gần như tuyệt chủng đang được bảo tồn trong khu vườn nhà ông Thủy 7 -8 đời nay, nhờ các thế hệ bốc thuốc trong đại gia đình ông nối đời gìn giữ. Hiện, ông Thủy có 2 khu bảo tồn cây dược liệu, khu thứ nhất nằm ngay trong khuôn viên gia đình diện tích 3.900m2 và 1 trang trại trồng thuốc Nam cách nhà 1km.

Trang trại của ông rộng 5,7ha, lúc đầu chỉ trồng keo, từ năm 2000 đến nay mới chuyển sang trồng cây thuốc Nam. Hiện, ở đây có những  loại quý hiếm như: Cây tai trâu, xạ đen, hoàn ngọc, trà hoa vàng, ba kích... là những cây thuốc quý, đặc trị các bệnh: gan, khớp, hỗ trợ chữa bệnh ung thư. Đặc biệt, cây Tai trâu dạng thân gỗ, cả lá và cành đều là vị thuốc Nam, rừng Tam Đảo xưa kia có rất nhiều cây này. Song, loại cây này đã bị tuyệt chủng hàng chục năm nay, do người dân đào cả gốc, rễ, lá, cành bán cho thương lái Trung Quốc. Rất may, trang trại của ông Thủy vẫn còn 10 cây, đường kính 6 - 7cm, tương đương 6 - 7 năm tuổi. Tôi hỏi ông về giá của những cây Tai trâu này, ông trả lời: “Vô giá, vì không bao giờ bán, và giá bao nhiêu cũng không bán”.       

Ông Thủy bên cây thuốc Bảy lá một hoa.

Ông Thủy còn cho biết thêm, cây thuốc Nam có thể có tới hàng chục nghìn loài. Gần như cây cỏ nào trong nước Việt cũng là cây dược liệu, bản thân nó đã có thể dùng chữa được bệnh, hoặc có thể phải phối hợp với các loài khác để chữa một bệnh nào đó. Vùng núi Tam Đảo có nhiệt độ vừa phải trong 4 mùa nên rất thích hợp với cây thuốc Nam. Mặt khác, cây thuốc Nam cũng có thể phát triển trên mọi địa hình, đặc biệt là dưới tán rừng, vì đa số cây thuốc trên rừng đều mọc dưới tán rừng. Hay nói cách khác, ở đâu có rừng, có đất, ở đó có thể trồng cây dược liệu, thuốc Nam và YHCT cần có vị trí xứng đáng trong xã hội. Điều này đã được Lương y Lê Hữu Trác khẳng định cách đây trên 300 năm, khi ông từ quê hương Hải Dương vào núi rừng Hương Sơn (Hà Tĩnh) nghiên cứu về cây thuốc Nam của nước Việt. Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu, cụ đã phát hiện được nhiều cây thuốc quý, chữa những bệnh hiểm nghèo như: phong, khớp, thần kinh, thận... là những bệnh nan giải đến tận ngày nay.

Cứu “mệnh” người Nam

Tuy nhiên, giai đoạn cam go nhất trong nghề bốc thuốc của ông Thủy là thời bao cấp, gần như phải làm thuốc chữa bệnh không công, không tiền cho người dân, trong khi gia đình mình cũng khó khăn. Đúng lúc đó, nghe tin trong miền Nam làm thuốc có “giá”  hơn ở quê nhà, năm 1999, ông  cùng con trai cả vào TP.Hồ Chí Minh hành nghề. Sau 6 năm, có ít vốn, cha con ông lại đi Đắk Nông mua nhà và lập nghiệp do núi rừng ở đây có nhiều cây thuốc quý, chữa được nhiều loại bệnh mà miền Bắc không có. Ví như cây Mật nhân, chữa bệnh gan, hỗ trợ sinh lý nam giới, đặc trị gút và nhiều loại cây dược liệu quý hiếm khác...  Ở Đắk Nông truyền nghề cho con thêm  4 năm nữa, năm 2010, ông mới trở ra Bắc, để lại con trai cả và nghề bốc thuốc Nam cho bà con Tây Nguyên. Trở về Tam Đảo, lúc này các lương y đã khấm khá hơn, ông lại cùng con trai thứ 2 trồng cây thuốc, tiếp tục chữa bệnh cho bà con. Đây cũng là khoảng thời gian bệnh nhân trên cả nước biết đến thầy Thủy nhiều nhất, một phần do tay nghề của ông đã cao và chuyên chữa những bệnh nan y: Viêm gan, dạ dày, khớp, tiểu đường, u tiền liệt tuyến...             

Hiểu rõ công việc thường ngày và trong cuộc đời làm thuốc chữa bệnh của thầy Thủy, tôi hỏi ông có kỷ niệm nào đáng nhớ, hoặc gây ấn tượng nhất cho ông từ trước đến nay không?  Ông đã kể cho tôi nghe một câu chuyện rất cảm động. Số là, khi ở quân ngũ, ông có người bạn thân cùng quê (nay là xã Hợp Lý,  Lập Thạch, Vĩnh Phúc), cùng ra quân với ông năm 1986, không ngờ, khi  về quê lấy vợ gặp bệnh hiểm nghèo (viêm gan B). Gia cảnh cũng rất nghèo, phải bán hết trâu - bò, nhà cửa để chạy chữa nhưng không khỏi. Khi tìm đến thầy Thủy thì cả 2 vợ chồng đã vàng khè cả người và không còn tiền bạc để chạy chữa; cả 2 đã nhận thầy làm anh em kết nghĩa, nguyện trả ơn đến hết đời. Thầy Thủy đã chữa trị cho cả 2 vợ chồng khỏi bệnh, sau đó họ đã sinh con 1 trai, 1 gái mạnh khỏe. “Hiện, chúng tôi vẫn thường xuyên đi lại với nhau ngày càng thâm tình, vừa là bạn bè, vừa là anh em, vui buồn trong cuộc sống đều có nhau”, ông Thủy chia sẻ.   

Nhân đà câu chuyện, ông nói với chúng tôi, ông vẫn còn một kỷ niệm nữa, đó là về căn bệnh hiểm nghèo của người anh trai liền kề ông, ông Lý Văn Khôn. Số là, cách đây 7 - 8 năm, một dạo ông Khôn thấy khó chịu trong người, khó thở, đi khám ở bệnh viện mới biết mắc bệnh phổi. Điều trị ở đây một thời gian bệnh tình không thuyên giảm, gia đình lại đưa ông đi khám ở Bệnh viên K và phát hiện ra khối u 6cm nằm trong phổi, với kết luận của bác sỹ: u phổi. Ông Khôn phải vào bệnh viện điều trị, thời gian kéo dài khoảng 4 -5 năm, mỗi năm đi vài đợt, mỗi đợt 20 - 30 ngày, nhưng không khỏi. Cuối cùng, bệnh viện phải trả về vì không can thiệp được bằng dao kéo, do khối u di căn đã quá to, bạn bè đến thăm ai cũng bảo khó lòng qua khỏi. Song, gia đình ông Khôn vẫn “còn nước, còn tát”,  tích cực chữa chạy bằng các bài thuốc Nam của bố ông để lại. Kiên trì, nhẫn nại như vậy trong 3 - 4 năm thì khối u tan gần hết. Sau đó đi khám lại chỉ còn chưa đầy 2cm, u đã teo, khô, không còn dịch nhờn, thở bình thường, và dần dần bình phục. Hiện, ông Khôn đã 62 tuổi, vẫn khỏe mạnh và lại bốc thuốc phục vụ bà con.  Khi chúng tôi đến thăm gia đình ông thì ông đang lái xe ô tô, đưa mẹ già 95 tuổi đi thăm người bà con trong huyện. Thầy Thủy có 3 anh em, cả 3 đều làm nghề thầy thuốc theo truyền thống của gia đình. Cây thuốc Nam và lối chữa bệnh bằng YHCT đã cứu “mệnh” ông Khôn. Từ cõi chết, ông  trở về, khỏe mạnh như một người bình thường.                  

Dương An Như

Bài 2:  Chiến lược bảo tồn, phát triển cây dược liệu 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

    Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

    Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

  • Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Chiều 28/3, Tỉnh ủy Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức tổng kết thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Đây là Đề án do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 25/4/2023 (Đề án 09) nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc".

  • Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá, sau đó thắng thầu bỏ cọc để "thổi giá đất" thì việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết.

  • Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Về Điện Biên những ngày đầu tháng 3, chủ ý đi ngắm hoa ban trắng và tham quan vùng đất anh hùng, nhưng đi loanh quanh thế nào lại gặp nhân duyên, đó là bà chủ farm Nguyễn Thị Lan Hương, người sáng lập Cara Farm ở bản Bồ Hóng, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Top