Nhiều người lo điểm thi năm nay thấp, kéo theo điểm chuẩn dự kiến cũng sẽ giảm, ảnh hưởng đến chất lượng tuyển sinh.
Xét tuyển đại học 2018 không thể công bằng nếu có điểm 10 gian dối
Kết quả thi THPT Quốc gia 2018 đã có. Năm nay không có mưa điểm 10 như kỳ thi trước do đề phân loại khá tốt. Nhiều địa phương có truyền thống hiếu học, thường xuyên dẫn đầu phong trào học tập trong cả nước năm nay vắng bóng những "anh tài" ở các môn chính như Toán, Văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học. Nhưng nổi lên lại là một số tỉnh miền núi, có số thí sinh đạt điểm 10 chiếm gần một nửa điểm 10 của cả nước.
Cụ thể, nhiều người đã phải đặt dấu hỏi rất lớn khi tỉ lệ thí sinh điểm cao khối A1 của tỉnh Hà Giang chiếm gần 50% so với cả nước. Cả nước chỉ có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 đạt từ 27 điểm trở lên thì Hà Giang có đến 36 thí sinh đạt mức điểm này, chiếm 47,37% cả nước.
Đáng nói là số thí sinh cả nước gấp 170 lần của tỉnh Hà Giang, với 925.000 thí sinh, trong khi Hà Giang chỉ có 5.500 thí sinh.
Dù có nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm nay của Hà Giang lại chỉ đạt 89,35%, thuộc nhóm thấp nhất cả nước.
Nếu điểm 9, 10 trong kỳ thi THPT Quốc gia là thể hiện năng lực học tập thật sự của các em thì đó là điều đáng mừng, bởi giáo dục ở các tỉnh miền núi đã được nâng cao, vượt được nhiều tỉnh, thành có trình độ phát triển kinh tế - xã hội nổi trội như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM… Thế nhưng, kết quả này đang gây tranh cãi và nghi ngờ trong dư luận; nhiều người lo lắng nếu ở đây có sự gian dối, "làm điểm" thì việc tuyển lựa đầu vào của các trường đại học sẽ không còn chính xác, nhiều sinh viên sẽ ngồi nhầm chỗ.
Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu phải xem xét lại việc chấm thi ở những nơi này, nhưng xem ra rất khó phát hiện sai phạm nếu như mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn, được bài binh bố trận đúng qui trình, qui chế… “Án tại hồ sơ”, bài thi của các em đã được chấm đúng, chấm đủ, chấm đúng qui chế, chấm đúng qui trình thì sao có thể tìm ra được những khuất tất ở đây? Có vẻ nhiều người đã biết được trước được câu trả lời trong tình huống này.
Nếu đây thật sự có sự gian dối, khuất tất thì là điều đáng buồn, bởi nó đã làm tổn thương niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục vốn dĩ đã rất mong manh. Mấy năm qua, chúng ta ra sức phê phán các trường đại học khi được giao tự chủ thì “vơ bèo gạt tép”, nhận cả những thí sinh điểm kém vào học, miễn là giải quyết bài toán cân đối thu – chi, điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, gây lãng phí xã hội khi đào tạo ra những kỹ sư, cử nhân không có trình độ. Nay, nếu tuyển được thí sinh có điểm số cao thì cũng không chắc chắn sinh viên đó chất lượng học tập tốt. Việc gian dối trong thi cử sẽ tước đi cơ hội của những học sinh có năng lực thực sự.
Điểm số chưa hẳn nói lên điều gì, nhưng điểm số lại có vai trò quyết định trong những thời điểm có tính bước ngoặt của cuộc đời mỗi học sinh. Vì thế, những người được giao trọng trách "cầm cân nảy mực" trong các kỳ thi cần công tâm, chính trực để xã hội có niềm tin rằng thế hệ kế tiếp mình thực sự có trình độ, trí tuệ, tự trọng... để xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.
Điểm thi cao bất thường, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang nói "đang rà soát"
Sáng 14/7, trả lời báo chí liên quan đến lùm xùm điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 cao bất thường, ông Vũ Văn Sử - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang cho biết, chưa có kết luận về nghi vấn trong khâu coi thi, chấm thi của Sở GD&ĐT tỉnh này.
“Đột phá hay bất thường đến giờ phút này tôi chưa có kết luận, vẫn đang trong quá trình rà soát. Bây giờ báo chí và dư luận nói như vậy nhưng tôi không thể nói theo dư luận, phải nói theo thực tế. Sau khi có kết quả rà soát nghiêm túc, khách quan, lúc đó chúng tôi mới nói đến câu chuyện như thế nào. Đổi mới trong giáo dục thì cả nước chúng ta làm và đương nhiên Hà Giang cũng phải trong guồng máy đó”, ông Vũ Văn Sử nói.
Ông Sử cũng đưa những ví dụ về sự thành công của cải cách giáo dục tỉnh Hà Giang: “Trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng toán học trẻ vừa qua, toàn quốc có 9 sang Singapore dự thi vòng chung kết thì có 6 em đạt huy chương, trong đó có 1 học sinh của Hà Giang. Báo chí cũng đã biết rất nhiều. Tôi cho rằng đây cũng là một kết quả nhất định”.
Được biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018, Sở GD&ĐT Hà Giang phối hợp Học viện Ngân hàng, Cao đẳng Sư phạm Hà Giang thực hiện khâu coi thi. Quá trình chấm thi trắc nghiệm đều có sự giám sát của công an, tất cả mọi hoạt động đều phải có biên bản và chữ ký. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT còn cử 2 thanh tra về địa phương. Dữ liệu điểm thi bản gốc có 2 đĩa, một do chủ tịch hội đồng là ông Sử giữ, một đĩa gửi Bộ GD&ĐT.
Trước những dư luận về kẽ hở trong quá trình giám sát, ông Sử khẳng định Sở GD&ĐT Hà Giang đã làm những gì cần làm. Nơi chấm thi được chọn là nơi rất yên tĩnh và cách biệt với khu dân cư. Số lượng người tham gia quá trình chấm bao gồm công an, bảo vệ, lực lượng chấm thi và máy móc có chất lượng tốt. Ngoài ra còn có rất nhiều biện pháp để nâng cao bảo mật và đảm bảo sự an toàn khách quan.
“Chúng tôi lắp hệ thống camera giám sát để bảo vệ nơi lưu giữ bài thi và hồ sơ bài thi theo chế độ bảo mật. Cửa khoá bằng hai khoá. Đồng chí Trưởng ban chấm thi giữ một chìa và Trưởng ban thư ký giữ một chìa. Và phòng đó được mở khi nào thì quy chế đã nói. Mọi thứ dù có chặt chẽ đến đâu, dù có thể nào thì phải xuất phát từ chính bản thân con người chúng ta tham gia, nhận thức, trách nhiệm và vai trò của mình với mình, với người và xa hơn nữa là với nhân dân”, ông Sử nói.
Liên quan vụ việc, tối 12/7, Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 có công văn gửi Ban chỉ đạo thi tỉnh Hà Giang. Công văn nêu rõ, Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 đã nhận được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả điểm thi có dấu hiệu bất thường tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang.
Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 yêu cầu Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang kiểm tra, rà soát, xác minh toàn bộ các khâu của kỳ thi và báo cáo bằng văn bản về Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 trước ngày 17/7.
Điểm thi thấp, chất lượng tuyển sinh 2018 ra sao?
Nhiều người lo điểm thi năm nay thấp, kéo theo điểm chuẩn dự kiến cũng sẽ giảm, ảnh hưởng đến chất lượng tuyển sinh.
Trước băn khoăn này, PGS.TS Trần Anh Tuấn - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT - cho biết: Căn cứ vào phổ điểm của các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học thì thấy tổng điểm theo các khối thi năm nay có độ phân hóa tốt hơn so với năm 2017.
Số lượng điểm 9, 10 có giảm nhưng điểm trung bình của tổng điểm các tổ hợp xét tuyển truyền thống không thấp hơn so với năm 2017.
Ví dụ điểm trung bình của các tổ hợp truyền thống (A00: toán - lý - hóa, B00: toán - hóa - sinh, C00: ngữ văn - lịch sử - địa lý, D01: toán - văn - ngoại ngữ...) đều cao hơn 15 điểm.
Nguyên tắc xét tuyển đại học là xét tuyển từ thí sinh có điểm cao xuống dưới cho đến khi đủ chỉ tiêu. Vì vậy, các trường yên tâm về nguồn tuyển và khả năng lựa chọn được các thí sinh có chất lượng tốt nhất trong số các em đã đăng ký nguyện vọng (NV) vào trường.
Nói về việc nhiều trường đang lo biến động sau khi có kết quả thi, ảnh hưởng đến nguồn tuyển, PGS.TS Trần Anh Tuấn, cho rằng: Việc nhiều trường dù có số lượng NV đăng ký cao nhưng cũng rất lo lắng biến động NV sau khi có kết quả thi, ảnh hưởng đến nguồn tuyển là có cơ sở vì thí sinh có quyền thay đổi thứ tự và số lượng NV.
Mặt khác, số lượng NV xét tuyển chưa phản ánh được đầy đủ thông tin về nguồn tuyển vì còn phụ thuộc vào số lượng NV cao (NV1, NV2) đăng ký nhiều hay ít. Theo thống kê đã nêu ở trên, số lượng thí sinh trúng tuyển ngay ở NV1, NV2 là rất lớn.
Vì vậy, quan trọng là các trường phải có những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo, hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm ngay sau khi ra trường, minh bạch các thông tin tuyển sinh và đào tạo trong đề án tuyển sinh, tăng cường công tác truyền thông để thí sinh có đầy đủ thông tin, yên tâm với lựa chọn của mình ngay từ khi thí sinh đăng ký xét tuyển.
Từ thống kê năm 2017 cho thấy có đến 39,13% thí sinh trúng tuyển ngay NV1, 80,4% trúng tuyển trong NV1-3, 0,5% thí sinh trúng tuyển từ NV thứ 10 trở đi. Chỉ có 2 thí sinh trúng tuyển ở NV thứ 21.
Việc xác định số lượng NV đăng ký xét tuyển tùy thuộc vào năng lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp của các thí sinh. Tuy nhiên, nếu đăng ký quá nhiều NV cũng không phải là phương án tối ưu.
Nên chăng, thí sinh đăng ký NV thành 3 nhóm: nhóm NV cao hơn năng lực của mình, nhóm NV ngang bằng với thực lực và nhóm NV thấp hơn.
PGS.TS Trần Anh Tuấn khuyên các thí sinh: Quyền điều chỉnh thứ tự và số lượng NV sau khi biết kết quả thi là một lợi thế rất lớn giúp thí sinh đạt được NV của mình. Tuy nhiên có một số lưu ý:
+ Căn cứ vào điểm chuẩn những năm gần đây của các ngành học để làm căn cứ đăng ký xét tuyển số NV phù hợp với sở trường, yêu thích của thí sinh.
+ Lựa chọn các ngành học của cơ sở đào tạo có tỉ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm cao.
+ Lựa chọn các trường có uy tín phù hợp với năng lực để đăng ký xét tuyển.
+ Một số yếu tố khác như vị trí của cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên... cũng là những thông tin cần thiết.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.