Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung đã ví von như vậy khi nói về những lực cản của doanh nghiệp nông nghiệp trong quá trình hội nhập. Quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực hạn chế, những rào cản từ cơ chế, chính sách đang khiến nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vẫn còn ngại ngần.
Đã yếu còn bị làm khó
Dù được đánh giá có nhiều tiềm năng nhưng lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa thu hút được sự đầu tư của các DN.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2014, trong ngành nông nghiệp có 3.844 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trực tiếp trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (DNNLTS), chiếm dưới 1% tổng số 420.251DN được điều tra. Cơ cấu của các DNNLTS chủ yếu là DN vừa và nhỏ (DNVVN), chiếm 96,53% tổng số DN nông nghiệp.
Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2015, cả nước đã thành lập mới 77.542 DN, tăng 29,19% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, số DNNLTS thành lập mới là 1.814 DN, tăng 69,37%. Tuy nhiên, số DNNLTS ngừng hoạt động và giải thể cũng khá lớn, lên tới 2.019 DN, chiếm 52,52% so với tổng số DNNLTS đang hoạt động đến cuối năm 2014 và tăng 77,11% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, số DNNLTS đến tháng 10/2015 giảm 5,33% so với cuối năm 2014.
Không chỉ quy mô nhỏ, tiềm lực còn hạn chế, DNNLTS còn gặp nhiều rào cản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), thủ tục và các quy định đặt ra cho DNNLTS đang là một trong những hạn chế đáng quan ngại. Khảo sát của IPSARD năm 2014 cho thấy, 79,2% DNNLTS được điều tra mong muốn Nhà nước tiếp tục cải cách hành chính để tạo điều kiện thông thoáng hơn cho DN phát triển.
Báo cáo Tạo thuận lợi cho kinh doanh nông nghiệp 2016 của Ngân hàng Thế giới (WB) dựa trên điều tra 40 nước trên thế giới cho thấy, môi trường kinh doanh nông nghiệp Việt Nam ở dưới mức trung bình chung của các nước. Trong khu vực Đông Nam Á, xếp hạng của Việt Nam chỉ trên Lào, Campuchia và Myanmar. Việt Nam có điểm số thấp về quản lý giống cây trồng, máy móc nông nghiệp và vận tải. Cụ thể, môi trường cho kinh doanh giống cây trồng của Việt Nam được đánh giá ở mức 62,5/100 điểm, thấp hơn Campuchia (68,8), Bangladesh (70,8) và Philipines (83,0). Nguyên nhân chính là do tại Việt Nam, việc đăng ký kinh doanh giống cây trồng có nhiều điều kiện nghiêm ngặt, thời gian cấp giấy chứng nhận cho giống mới lâu, thủ tục nhập khẩu giống cây trồng còn khó khăn, yêu cầu phức tạp, cấp phép chậm. Việt Nam xếp hạng rất thấp (thứ 37/40 quốc gia được đánh giá) về môi trường cho kinh doanh máy móc nông nghiệp (chỉ đạt 24,4/100), chỉ hơn Lào, Nepal và Myanmar. Môi trường hoạt động kinh doanh vận tải phục vụ nông nghiệp của Việt Nam ở mức thấp so với khu vực và quốc tế, chỉ đạt 54,8/100 điểm, xếp thứ 35/40 nước được đánh giá.
Khó khăn về đất đai thường gặp đối với DN nông nghiệp là thiếu đất cho vùng nguyên liệu, thiếu đất xây dựng trụ sở, khu chế biến, giá thuê đất cao,… 50% số DN được điều tra kêu ca việc thiếu đất và mặt bằng là cản trở chính yếu nhất để họ đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ DN về đất đai còn được đánh giá là chưa hợp lý và khó tiếp cận. Theo điều tra của IPSARD (2014), có 67,7% DN nông nghiệp đánh giá chính sách đất đai không thuận lợi, gây cản trở hoạt động SXKD của DN. Chỉ có 17,1% số DN khảo sát được hưởng chính sách miễn giảm tiền thuê đất.
Không những thế, DNNLTS còn khó tiếp cận vốn tín dụng (65,5% đánh giá việc tiếp cận vốn tín dụng khó khăn là yếu tố cản trở hoạt động SXKD của DN, trong đó có 20,9% đánh giá là cản trở, 29,6% đánh giá là cản trở nghiêm trọng và 14,9% đánh giá là cản trở rất nghiêm trọng).
Thêm vào đó, do thủ tục còn nhiều phức tạp nên kể cả khi có những gói hỗ trợ tín dụng của Nhà nước thì cũng rất khó để cho nông dân và DN nhỏ tiếp cận mặc dù họ có nhu cầu thực sự. Có đến 40% DN nông nghiệp, nông thôn trả lời là đối với họ việc “loại bỏ hoặc hạn chế thủ tục quan liêu” trong đối xử đối với DN là quan trọng nhất để giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh. 76% DN nông nghiệp, nông thôn cho rằng thủ tục phức tạp là trở ngại cho khả năng phát triển của DN trong 5 năm tới, trong đó 33% cho là đặc biệt trở ngại. Có 56,9% DNNLTS đánh giá sự khó khăn về tiếp cận đầu vào là yếu tố cản trở hoạt động SXKD của DN, trong đó có 25% đánh giá là yếu tố cản trở, 15,6% đánh giá cản trở nghiêm trọng và 16,3% đánh giá cản trở rất nghiêm trọng.
Phải đổi mới thể chế
Đó là kiến nghị của hầu hết các doanh nghiệp trong cuộc họp nhóm công tác thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Tập đoàn Intimex, DN đầu tư vào nông nghiệp hiện đang vướng mắc ở khâu đất đai. Nhiều nông - lâm trường đang quản lý quỹ đất khá lớn nhưng đã khoán hết cho nông dân nên DN vào không dễ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Công ty Nafood (Nghệ An) cho biết, muốn đầu tư vào nông nghiệp thành công, phải thực sự tâm huyết và kiên trì. Đơn cử như DN của ông, sau những khó khăn ban đầu, giờ đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, sản phẩm chanh leo cô đặc được xuất khẩu với số lượng lớn. “Cơ chế cho DN hoạt động là rất quan trọng, đã có nhiều chính sách được ban hành nhưng khó áp dụng vào thực tế. Ví như, nhiều chính sách ưu đãi dành cho DN nông nghiệp công nghệ cao đã được ban hành nhưng ít DN được hưởng. Ngoài việc đổi mới cơ chế, Bộ Nông nghiệp và PTNT nên quy hoạch các cây - con, ngành hàng có lợi thế cạnh tranh để tập trung đầu tư cho một số DN dẫn đầu. DN gặp khó ở đâu thì tập trung giải quyết dứt điểm ở đó”, ông Hùng nói.
Trong khi đó, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT phải định vị rõ vị thế vai trò của DN là dẫn dắt nông nghiệp phát triển. “Chúng ta vẫn nói nông nghiệp giàu tiềm năng nhưng tại sao DN chưa vào, có nhiều lý do nhưng nguyên nhân chủ yếu do đầu vào cho nông nghiệp không giải quyết được. Quan trọng nhất là phải giải quyết tốt vấn đề đất đai”, ông Thiên đề xuất.
Đại diện Tập đoàn Minh Phú cho rằng, trở ngại lớn của DN Việt Nam là công tác tuyên truyền, xây dựng được mô hình đạt chuẩn để nông dân và DN áp dụng, không chạy theo lợi nhuận và làm ăn manh mún nữa. Đề nghị cần có một cuộc vận động rộng khắp để xây dựng chuỗi liên kết giá trị tôm, các DN, nông dân cùng làm, cùng chịu trách nhiệm ở từng khâu để tôm bán được giá cao, phát triển bền vững.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung ví von: DN tư nhân Việt Nam hội nhập như đi trên cầu khỉ vì phải mang trên vai gánh nặng chi phí và đối mặt với quá nhiều thách thức hội nhập. “Thể chế chính sách cho dân làm ăn là điều cốt lõi. Lực kéo đó nằm trong văn bản chính sách, trong cách hành xử của từng cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp xã đến Trung ương. Theo tôi, từ thực tiễn hoạt động của DN cần rà soát hệ thống chính sách, pháp luật, cách thức tổ chức của cơ quan quản lý Nhà nước. Phải rà soát những chính sách tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên”, ông Cung nói.
Trả lời câu hỏi: Vì sao DN và ngân hàng chưa gặp nhau, ông Cấn Văn Lực, đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cho rằng, vì DN vẫn luôn quan niệm vốn đầu tư cho nông nghiệp là cho không hoặc lãi suất phải cực kỳ thấp. Tài sản đảm bảo cho vay nông nghiệp, nông thôn không hề có, DN và người dân không đủ thông tin thì ngân hàng không thể cho vay. Bảo hiểm trong nông nghiệp hoạt động chưa hiệu quả nên khi cho vay ngân hàng không biết có được bảo hiểm hay không. Bản thân các ngân hàng cũng thiếu các sản phẩm tín dụng đặc thù cho nông nghiệp, nông thôn. Từ thực tế đó, ông Lực đề nghị, Nhà nước, ngành chức năng cần rà soát, điều chỉnh chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quy hoạch theo từng ngành, từng vùng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất…
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, cần rà soát, hoàn thiện lại hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp trên cả nước một cách đồng bộ, thống nhất; cần cam kết ổn định về chính sách, cam kết không thay đổi chính sách trong khoảng thời gian đủ cho vòng đời đầu tư nông nghiệp (từ 10-20 năm). Tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho chính quyền và người dân địa phương để đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nông nghiệp. Công khai thông tin về các chính sách hỗ trợ, các nguồn tài trợ để tất cả các thành phần kinh tế đều có thể tham gia đấu thầu hoặc thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án nông nghiệp công nghệ cao.
Môi trường kinh doanh nông nghiệp Việt Nam ở dưới mức trung bình chung của các nước. Trong khu vực Đông Nam Á, xếp hạng của Việt Nam chỉ trên Lào, Campuchia và Myanmar. Việt Nam có điểm số thấp về quản lý giống cây trồng, máy móc nông nghiệp và vận tải. Cụ thể, môi trường cho kinh doanh giống cây trồng của Việt Nam được đánh giá ở mức 62,5/100 điểm, thấp hơn cả Campuchia (68,8), Bangladesh (70,8) và Philipines (83,0). Nguyên nhân chính là do tại Việt Nam, việc đăng ký kinh doanh giống cây trồng có nhiều điều kiện nghiêm ngặt, thời gian cấp giấy chứng nhận cho giống mới lâu, thủ tục nhập khẩu giống cây trồng còn khó khăn, yêu cầu phức tạp, cấp phép chậm chạp. Việt Nam xếp hạng rất thấp (thứ 37/40 quốc gia được đánh giá) về môi trường cho kinh doanh máy móc nông nghiệp (chỉ đạt 24,4/100), chỉ hơn Lào, Nepal và Myanmar. |
Anh Thơ
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.