Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 12 năm 2017 | 3:53

Doanh nghiệp kêu khó, Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết tâm giảm thủ tục hành chính

Giải quyết 80% lượng hồ sơ qua mạng điện tử là quyết tâm đặt ra của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 06/2/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

Doanh nghiệp kêu ‘chi phí khủng khiếp’ vì thủ tục nhập khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vẫn kêu khó.

Trong một cuộc họp lấy ý kiến về dự thảo Luật Chăn nuôi, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phản ánh việc mất hàng triệu ngày công cùng chi phí “khủng khiếp” tại cảng Hải Phòng do thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Theo ông Lê Giang (Công ty TNHH Vĩnh An), từ năm 2013 tới nay, doanh nghiệp này mất gần 1 tỷ  đồng cho chi phí kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, mỗi năm mất khoảng 300 triệu đồng. Ngay cả với những nguyên liệu đã được kiểm nghiệm, xác nhận từ Mỹ hay G7, cơ quan quản lý Việt Nam cũng không chấp nhận.

Theo ông Giang, thời gian kiểm tra thực tế kéo dài đến 48 tiếng, thậm chí có trường hợp kéo dài 72 tiếng, tức 3 ngày. Như vậy, chi phí lưu kho lưu bãi của các doanh nghiệp là “khủng khiếp”. Bởi tại khu vực cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, mỗi năm có khoảng 80 triệu TEU (container tiêu chuẩn) hàng hóa, trong đó có khoảng 10% là thức ăn chăn nuôi hoặc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tức là khoảng 8 triệu container. “Từ đầu năm tới nay, riêng doanh nghiệp chúng tôi mất khoảng 1 tỷ đồng chi phí lưu kho lưu bãi, trong khi chúng tôi nhập khẩu không nhiều lắm, kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm”, ông Giang nói.

Để giải quyết vấn đề, ông Giang cho rằng khi sản xuất thành thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp còn phải chịu sự quản lý về hợp chuẩn, hợp quy mới được đưa sản phẩm ra lưu hành, nên chăng chất lượng đầu vào của nguyên liệu nên giao cho doanh nghiệp tự quản lý? Mặt khác, với các nguyên liệu đã được các quốc gia phát triển như Mỹ công nhận thì không kiểm tra lại nữa. Hơn thế nữa, chi phí kiểm tra còn tính trên giá trị lô hàng. Chi phí kiểm tra độ đạm mất khoảng 350.000 đồng mỗi lần, nhưng cơ quan quản lý thu phí tính trên giá trị lô hàng, ví dụ lô hàng trị giá nửa triệu USD mất khoảng 9 triệu đồng tiền phí!

Một vấn đề khác khiến doanh nghiệp đau đầu là tình trạng kiểm tra chồng chéo. Các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vừa cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra, vừa bị các cơ quan kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật kiểm tra.

Cùng ý kiến với ông An, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thường có khối lượng rất lớn, lên tới hàng chục nghìn tấn, nếu thời gian làm thủ tục kéo dài thì chi phí rất lớn, chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng, rất phiền toái cho doanh nghiệp.

Bộ cam kết "đã nói là làm"

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết trong thời gian qua, Chính phủ rất kiên quyết trong cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác đi kiểm tra các bộ ngành, địa phương, hiện đang tập trung xử lý vấn đề thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

Bà Kim Anh thừa nhận trong việc quản lý vật tư nông nghiệp đang có sự chồng chéo giữa các đơn vị kiểm tra chất lượng, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật trong cùng Bộ.  “Tuy nhiên, chúng tôi đã làm việc với các cơ quan và thống nhất theo hướng một mặt hàng thì chỉ một đơn vị chủ trì, các đơn vị khác phối hợp và chỉ lấy mẫu 1 lần”, bà nói.

Cho rằng các đơn vị của Bộ đã có nhiều nỗ lực để phục vụ doanh nghiệp, song bà Kim Anh cũng cho biết Bộ sẽ kiểm tra lại những phản ánh của doanh nghiệp, nếu đúng sẽ cương quyết chấn chỉnh.

Phấn đấu giải quyết 80% hồ sơ qua mạng điện tử

Thứ trưởng Hà Công Tuấn kiểm tra Cổng dịch vụ trực tuyến của Bộ.

Đó là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn tại hội nghị “Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến” diễn ra ngày 8/12 tại Hà Nội. 

Tại Cổng dịch vụ công trực tuyến https://dvc.mard.gov.vn/Pages của Nông nghiệp và PTNT đã cập nhật, công khai các thủ tục hành chính, cung cấp trực tuyến mức độ 2. Cùng với đó, Bộ đang thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 18 thủ tục hành chính tại 5 đơn vị thuộc Bộ (Cục Chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và Tổng cục Thủy sản). 

Tính đến ngày 1/12/2017, kết quả tiếp nhận, xử lý hồ sơ cung cấp 18 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện tại 5 đơn vị có tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý là 4.482 hồ sơ. Cụ thể, Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận và xử lý 2.886 hồ sơ, Cục Chăn nuôi tiếp nhận và xử lý 1.481 hồ sơ, Cục Trồng trọt tiếp nhận và xử lý 48 hồ sơ, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tiếp nhận và xử lý 35 hồ sơ, Tổng Cục Thủy sản tiếp nhận và xử lý 32 hồ sơ. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 11 thủ tục hành chính thực hiện tại 7 đơn vị, gồm: Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản. 

Tính từ đầu năm đến ngày 1/12/2017, Bộ đã tiếp nhận, xử lý giải quyết hồ sơ cấp phép điện tử qua Cổng một cửa quốc gia với tổng số 158.857 hồ sơ, trong đó, đã xử lý, giải quyết và cấp phép/giấy chứng nhận điện tử 149.720 hồ sơ, đang tiếp tục xử lý 9.137 hồ sơ. Như vậy, đến nay, Bộ đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 năm 2017 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao. 

Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Bộ và các đơn vị trong thời gian qua đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đó là đơn giản hóa hồ sơ thủ tục hành chính, chuyển đổi cách thức giải quyết thủ tục hành chính từ tiếp nhận xử lý hồ sơ giấy sang cấp phép điện tử… qua đó đã tiết kiệm chi phí, giảm thời gian thông quan hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, quốc tế. 

Bộ  Nông nghiệp và PTNT đã công bố 508 thủ tục hành chính, nhưng vẫn chưa được cập nhật, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Do vậy, số lượng thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia của Bộ vẫn là trên 1.000 thủ tục. 

Do đó, Thứ trưởng Hà Công Tuấn yêu cầu, các đơn vị phải nhanh chóng cập nhật và trong tháng 12/2017 phải hoàn tất đưa các thủ tục hành chính này lên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Đặc biệt là những thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa phải được thống nhất với các thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Sau khi công bố 508 thủ tục hành chính này, Bộ Nông nghiệp và PTNT vẫn tiếp tục rà soát, cắt giảm, loại bỏ và chuẩn hóa đến nay còn 450 thủ tục hành chính. 

Tuy nhiên, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nêu rõ: “Vẫn không chốt ở con số 450 thủ tục hành chính. Nếu thấy tiếp tục cắt giảm, loại bỏ được thì tiếp tục cắt giảm. Có những thủ tục hành chính cả năm không xuất hiện một hồ sơ nào thì loại bỏ hoặc chuyển sang đánh giá, kiểm soát sau”. 

Năm 2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 với 10 thủ tục hành chính. Đó là những thủ tục hành chính có tần suất hồ sơ thực hiện cao, tính ổn định của thủ tục hành chính, mức độ thực hiện thủ tục hành chính đơn giản. Cùng với đó, Bộ sẽ xây dựng cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến năm 2020 theo Cơ chế một của quốc gia với 35 thủ tục hành chính.

Khánh Nguyên (t/h)

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Chiều 28/3, Tỉnh ủy Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức tổng kết thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Đây là Đề án do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 25/4/2023 (Đề án 09) nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc".

  • Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá, sau đó thắng thầu bỏ cọc để "thổi giá đất" thì việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết.

  • Thủ tướng trả lời nhiều câu hỏi khó của thanh niên về chuyển đổi số

    Thủ tướng trả lời nhiều câu hỏi khó của thanh niên về chuyển đổi số

    Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp bách của năm 2024 là "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia", tại phiên đối thoại, các đoàn viên thanh niên đã đặt nhiều câu hỏi đến các bộ ngành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xoay quanh chủ đề này.

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

  • Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng gò đồi

    Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng gò đồi

    Phát huy lợi thế diện tích đất đai vùng gò đồi màu mỡ, nhiều địa phương ở Thừa Thiên - Huế đã thực hiện những giải pháp “căn cơ” đẩy mạnh mạnh sản xuất cây trồng, vật nuôi, nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Top