Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 9 năm 2020 | 20:22

Đông Anh: Nối nghiệp cha anh, giò chả Mạnh Cường quyết dành OCOP 4 sao năm 2020

Nối nghiệp cha anh làm nghề giò chả gần 30 năm nay, cơ sở chế biến Thực phẩm Mạnh Cường (Đông Anh, Hà Nội), quyết dành OCOP 4 sao năm 2020.

Giữ “ngọn lửa nghề” của gia đình

Xuất phát từ gia đình có nghề truyền thống làm giò chả gần 30 năm nay, anh Nguyễn Minh Thoa, chủ Cơ sở chế biến Thực phẩm Mạnh Cường ở tổ 3, Thị trấn Đông Anh (Hà Nội) đã quyết tâm nối nghiệp cha anh. Do tâm huyết với nghề, năm 2019 cơ sở của anh đã đạt OCOP 3 sao, và đang tiếp tục phấn đấu dành OCOP 4 sao năm 2020.

 

img_2924.JPG

 Lãnh đạo Thành phố Hà Nội thăm cơ sở sản xuất của anh Thoa   

                

Theo đó, anh Thoa cho biết, tiền thân của chủ cơ sở Thực phẩm Mạnh Cường là Cơ sở chế biến Thực phẩm Nghị Được, ra đời năm 1992 – 1993, do bố mẹ anh đứng tên. Thời điểm này, anh cũng vừa đi nghĩa vụ quân sự về (năm 1991) nên đã là thành viên hỗ trợ bố mẹ rất tích cực.

Điều đáng ghi nhận là, ngay từ những ngày đầu bắt tay vào sản xuất, gia đình anh đã ý thức một cách sâu sắc rằng: hàn the, chất phụ gia để làm cho giò dẻo, dai rất độc hại cho sức khoẻ người tiêu dùng nên gia đình kiên quyết không sử dụng.

Do vậy, những ngày khởi đầu của gia đình, cũng như bản thân anh rất vất vả, không biết sản phẩm nào sạch, sản phẩm nào chưa sạch, để học hỏi và làm theo.

Nhất là năm 2002, khi bắt đầu đưa hàng vào chợ Trung tâm Đông Anh, do sản phẩm không dùng hàn the để tạo độ dẻo dai, mà làm bằng vỏ tôm, nên có giá cao hơn, đây cũng là một trở ngại lớn ở bước khởi nghiệp.

Song, với khẩu hiệu “Sản xuất từ tâm, an tâm cho bạn”, con mình ăn sạch, sao không để cho con bạn cũng được ăn sạch như vậy, nên gia đình cứ tuân thủ theo “luật” của mình.

Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, đã có một dấu mốc quan trọng đối với đại gia đình anh, đó là từ năm 1999 - 2004, sản phẩm của Cơ sở Nghị Được như: nem chua, giò chả, đã được công nhận là sản phẩm sạch.

Tiếp theo, những năm 2006 – 2007, Việt Nam đã có chế phẩm sản xuất từ vỏ tôm của Viện Hoá học, sản phẩm G2 của Công ty Nguyên Thảo ở miền Nam thay cho hàn the rất tốt. Đây là những chất phụ gia được cơ sở sử dụng để sản xuất giò chả, đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Nhưng mỗi bước đi, đều có khó khăn riêng, sau khi thành công và đưa ra thị trường, cơ sở lại “gặp khó” trong giấy phép kinh doanh. Song, với chủ trương sản xuất từ tâm và nhất là kiên định con đường sản xuất sạch, anh Thoa đã vượt qua.

Từ những thành công trên, gia đình anh Thoa đã đưa sản phẩm ra Sân bay Nội Bài, để giới thiệu với khách du lịch trong nước và quốc tế. Không ngờ, sản phẩm đã được chào đón ngay, nhất là du khách T.p Hồ Chí Minh, mua làm quà biếu rất nhiều, mỗi khi ra Bắc về.

Được biết, sau những gian truân cùng gia đình và đi đến thành công, năm 2004, anh Thoa bắt đầu lấy thương hiệu Mạnh Cường, đích thân đứng ra nối tiếp và gìn giữ sự nghiệp của cha, anh như ngày nay.

Nhờ liên tục phát triển, liên tục thắng lợi, năm 2007, Mạnh Cường đã nhận được thương hiệu Cúp vàng, cho các sản phẩm giò, chả truyền thống trong gần 30 năm qua của gia đình.

“Hiện, nguyên liệu sản xuất của cơ sở, được ký kết với các lò mổ, có giấy kiểm dịch; nhà cung cấp sản phẩm uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, theo Thông tư quản lý an toàn thực phẩm gần đây nhất (30/8/2019).

Đặc biệt, được Phòng Kinh tế huyện Đông Anh, UBND Thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp – PTNT giúp đỡ về thủ tục hành chính; đưa sản phẩm vào sân chơi OCOP bình đẳng năm 2019. Tại đây, sản phẩm của Mạnh Cương đã đạt 3 sao, và đang nỗ lực dành OCOP 4 sao năm 2020” – anh Thoa cho biết thêm.    

 

img_2925.JPG

 ng nhân đóng gói giò, chả tại phân xưởng.

 

Chung tay cùng chủ thể OCOP

Ông Nguyễn Văn Thiềng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh, cho biết: “Tính đến tháng 11/2019, Đông Anh đã lựa chọn được 20 sản phẩm, của 12 chủ thể đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Trong đó, có 12 sản phẩm nhóm ngành thực phẩm, và 01 sản phẩm nhóm ngành đồ uống, và 07 sản phẩm nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ.

Kết quả, đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận 20/20 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên (trong đó, có 18 sản phẩm đạt 03 sao và 02 sản phẩm đạt 4 sao). Từ thành công trên, ngày 14/2/2020 UBND huyện Đông Anh tiếp tục xây dựng Đề án: “Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025”.

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, cho biết: “Sau hơn 01 năm triển khai, Chương trình OCOP của Đông Anh đã tạo được động lực để phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương, nhất là đã thực hiện có hiệu quả mục tiêu Chương trình OCOP.

Điều đáng ghi nhận là, các sản phẩm của huyện được phát triển từ thấp đến cao, và đang từng bước hoàn thiện. Mặt khác, đã đảm bảo tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng Thủ đô đón nhận...

Ngoài ra, Chương trình OCOP của Đông Anh còn có nét riêng, khẳng định hướng đi đúng đắn, sâu sắc, bài bản của huyện, trong việc phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị gia tăng. Nhất là việc gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy những thế mạnh của địa phương.

Góp phần tích cực trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất. Mặt khác, khi chính quyền và địa phương cùng nỗ lực xây dựng chương trình OCOP, cũng chính là đang chung tay hoàn thiện những nội dung quan trọng trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới của huyện”.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top