Hiện nay, tại khu vực Nam Bộ xảy ra 14/21 loại hình thiên tai, đã và đang gây thiệt hại rất lớn cho các địa phương, nguyên nhân là do sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ đầu nguồn sông Cửu Long.
Thiệt hại nặng
Phát biểu tại Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền Nam năm 2019 diễn ra mới đây, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, tình hình thiên tai trên cả nước năm 2018 không diễn ra dồn dập và khốc liệt như năm 2017 nhưng vẫn là năm có nhiều thiên tai lớn cùng những yếu tố cực đoan, dị thường.
Tại khu vực Nam Bộ xảy ra 14/21 loại hình thiên tai, trong đó gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất là lũ ở ĐBSCL, bão số 9, 123 trận mưa đá, lốc, sét (chiếm 55% số trận cả nước), 441 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển (tổng số có 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km) làm 10 người chết và mất tích (chiếm 4% cả nước), bị thương 13 người, 320 nhà bị sập đổ, 1.196 nhà bị hư hại, tốc mái, 16.391 nhà bị ngập nước; thiệt hại ước tính khoảng 117,9 tỷ đồng (chiếm 0,55% cả nước).
Riêng từ đầu năm 2019 đến nay, khu vực Nam Bộ xảy ra 1 cơn bão (bão số 1), 76 trận dông, lốc sét, 188 điểm sạt lở, làm 5 người chết, 19 người bị thương và thiệt hại về nhà cửa, hoa màu, tài sản của nhân dân.
Vấn đề đáng quan tâm là, phần lớn nhà ở của người dân ĐBSCL khu vực ven sông, ven biển có sức chống chịu rất thấp với bão, ngập lụt. Hiện, ở khu vực này, số các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão chỉ mới đáp ứng khoảng 58% so với nhu cầu thực tế.
Theo ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động cực đoan của biến đổi khí hậu, diễn biến phức tạp của bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, nước biển dâng, hạn hán… đã gây ra tình trạng sạt lở ven sông, xói lở ven biển, xâm nhập mặn sâu vào nội địa… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân.
Cũng theo ông Sử, từ đầu năm 2018 đến nay trên địa bàn Cà Mau, thiên tai, đặc biệt là giông, lốc xoáy, triều cường đã gây sạt lở đất ven sông, ven biển, đã làm chết 7 người, sập, hư hỏng 1.655 căn nhà; ngập, sập trên 2.400 ha lúa và hoa màu..., tổng thiệt hại về tài sản, ước tính trên 57 tỉ đồng.
55 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm
Tại Hội nghị công bố bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, ông Hoàng Văn Thắng Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, tình hình sạt lở ở ĐBSCL diễn biến ngày càng nghiêm trọng, do tác động của biến đổi khí hậu, phát triển cơ sở hạ tầng, gia tăng dân số...
Thứ trưởng Thắng cho biết, thông tin cảnh báo sớm giúp chính quyền địa phương có biện pháp đối phó với những vùng có nguy cơ sạt lở đặc biệt cao, đảm bảo an toàn tính mạng và cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên, từ năm 2010, sau khi Trung Quốc hoàn thành các công trình thuỷ điện, hồ chứa thì sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển diễn biến ngày càng phức tạp.
Hiện, khu vực ĐBSCL hiện có 562 điểm sạt lở trên chiều dài gần 800 km, trong đó có 55 điểm đặc biệt nguy hiểm và 140 điểm ở mức nguy hiểm.
Số lượng lớn các hồ chứa tác động tiêu cực tới các bờ sông, bờ biển. Trên thượng lưu sông Mekong có 19 hồ chứa lớn nằm trong quy hoạch, trong đó chủ yếu là của Trung Quốc với 6 hồ. Bên cạnh đó, việc gia tăng dân số tương đối lớn là sức ép với các công trình, nhà ở ven sông, ven biển.
Trước đây, lượng phù sa trên từ sông Mekong đổ về ĐCSCL khoảng 73 triệu m3/năm, năm 2012 chỉ còn 42 triệu m3. Dự báo khi 19 dự án hồ chứa được hoàn thành thì lượng phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn khoảng 10-15 triệu m3.
Trước thực trạng trên, theo dự báo vào cuối thế kỷ 21, khi nước biển dâng 1 m, ĐBSCL sẽ có nguy cơ bị ngập 39%.
Ngày 15/7, 5 căn nhà của người dân ở cặp theo tuyến kênh Nha Mân (xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) bất ngờ đổ sập xuống sông. Rất may không có thiệt hại về người. Ngày 14/7, ông Nguyễn Phước An - Chủ tịch UBND xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, An Giang cho biết, đã di dời 27 hộ dân ra khỏi 'miệng tử thần' ở đoạn Vàm Cái Hố, ấp An Thị, xã An Thạnh Trung. Trước đó, từ ngày 9 đến 13/7, tại khu vực sông Vàm Cái Hố (một nhánh của sông Hậu), thuộc ấp An Thị, xã An Thạnh Trung liên tục xảy ra sạt lở bờ sông Hậu, đe dọa nghiêm trọng đến 27 căn nhà của các hộ dân, trong đó có 1 căn nhà có nguy cơ bị cuốn xuống sông buộc phải di dời khẩn cấp. |
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.