Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 8 năm 2021 | 10:32

Dự án chung cư Hannam (Thái Nguyên): Đối tác khốn đốn vì Công ty Hòa Bình chậm thanh toán

Các hạng mục thi công phần cơ điện và thang máy thuộc Dự án chung cư Hannam (TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã được xác nhận khối lượng lên đến hơn 11 tỷ đồng, nhưng Công ty Hòa Bình chậm thanh toán, trốn tránh nghĩa vụ tài chính...

Việc làm này của Công ty TNHH Thương mại thiết bị Hòa Bình (Công ty Hòa Bình) đẩy Công ty cổ phần Đại Phúc Complex - nhà thầu dự án - lâm vào tình cảnh mất vốn, sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
1.jpgPhối cảnh Dự án Chung cư Hannam do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản Green Land, 29E-A10 Nam Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội nhận là nhà phân phối độc quyền.

 

 
 
Theo phản ánh của Công ty cổ phần Đại Phúc Complex (Công ty Đại Phúc), địa chỉ tại số 45 phố Hoa Bằng, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội: Căn cứ các nội dụng trong Biên bản thỏa thuận ngày 22/4/2020 giữa 3 bên gồm: Chủ đầu tư dự án là Công ty Hòa Bình (Bên A) do bà Vũ Thị Hồng Thúy - Giám đốc; Nhà thầu thi công là Công ty Đại Phúc (Bên B) do ông Nguyễn Mạnh Linh - Tổng Giám đốc; Đơn vị phân phối sản phẩm là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản Green Land (Bên C) do ông Chu Hoàng Anh - Tổng Giám đốc, về việc thi công, bán sản phẩm và thanh toán giữa các bên tại dự án Chung cư Hannam, địa điểm số 837 đường Cách mạng Tháng Tám, tổ 9, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, ngày 26/4/2020, Công ty Hòa Bình và Công ty Đại Phúc đã ký Hợp đồng kinh tế số 08/2020/HĐKT/HB-ĐP có tổng giá trị ước đạt trên 24,679 tỷ đồng. Theo đó, Công ty Đại Phúc sẽ là nhà thầu thi công phần cơ điện và thang máy công trình chung cư Hannam.
 
Đổi lại, Công ty Hòa Bình sẽ thanh toán tiền thi công cho Công ty Đại Phúc bằng giá trị căn hộ tại dự án với giá 12,5 triệu đồng/m2 nhân với số m2 bên A trả cho bên B (đã bao gồm VAT). Các sản phẩm tại dự án này do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản Green Land độc quyền phân phối.
 
Thế nhưng, sau hơn 1 năm lao tâm, khổ tứ, lăn lộn trên công trường dự án, Công ty Đại Phúc đã phải “vỡ mộng” vì tin vào những lời “đường mật” của chủ đầu tư dự án.
2.png
3.png
 
4.png

Biên bản thỏa thuận ngày 22/4/2020 giữa 3 bên liên quan đến Dự án chung cư Hannam.

 

Theo đó, tổng số tiền Công ty Đại Phúc bỏ ra thi công công trình là trên 11,798 tỷ đồng. Trong đó, giá trị thực hiện đã được 2 bên xác nhận tại các biên bản xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành là 11,387 tỷ đồng, bao gồm 3 đợt thanh toán có giá trị lần là: 3,932 tỷ đồng; 1,147 tỷ đồng; 1,188 tỷ đồng và giá trị thiết bị 2 bên đã xác nhận là 5,119 tỷ đồng.
 
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Công ty Đại Phúc đã phải xoay xở, huy động tiền từ nhiều nguồn để mua vật tư, thiết bị, thuê nhân công để đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình.
5.png

Văn bản cam kết đẩy nhanh chuyển đổi Dự án của bà Vũ Thị Hồng Thúy – Giám đốc Công ty Hòa Bình ký nhằm “trấn an” đối tác.

 
Tuy nhiên, trái ngược lại sự năng nổ từ phía đối tác, Công ty Hòa Bình “hứa thật nhiều rồi thất hứa thật nhiều”. Cụ thể, nhiều lần bằng văn bản cũng như thông qua các cuộc họp, Công ty Hòa Bình vẫn không thể chuyển đổi mục đích sử dụng dự án từ căn hộ khách sạn thành căn hộ chung cư để thực hiện việc chuyển nhượng căn hộ cho Công ty Đại Phúc theo hợp đồng đã ký.
 
Sau đó, ngày 01/3/2021, theo đề xuất của Công ty Hòa Bình, hai bên đã bàn bạc cụ thể và đi đến thống nhất sẽ chấm dứt công tác thi công. Kể từ đây, mối quan hệ “đồng sàng, dị mộng” phát sinh nhiều lình xình, khiếu khiện do Công ty Hòa Bình liên tục không thực hiện đúng các cam kết nghĩa vụ thanh toán bắt đầu.
 
Ngày 10/3/2021, Công ty Hòa Bình gửi Công ty Đại Phúc Văn bản 10.3/2021/CV-HB tự đề xuất lộ trình thanh toán, cụ thể: tháng 3/2021 thanh toán 500 triệu đồng; tháng 4/2021 thanh toán: 2 tỷ đồng; tháng 5/2021 thanh toán 3 tỷ đồng và trước ngày 30/6/2021 thanh toán toàn bộ giá trị thi công của Công ty Đại Phúc.
 
Đến tháng 3/2021, Công ty Hòa Bình thanh toán cho Công ty Đại Phúc số tiền 500 triêụ đồng như hứa; tuy nhiên, đến tháng 4/2021, Công ty Hòa Bình chỉ thanh toán số tiền 650 triệu đồng/2 tỷ đồng.
 
Đến nay, sau nhiều lần thiện chí gia hạn cho đối tác, mọi nỗ lực của Công ty Đại Phúc yêu cầu Công ty Hòa Bình trả nợ đều bất thành.
 
6.png

 

7.png

Văn bản đề nghị gia hạn của Công ty Hòa Bình gửi đối tác, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn không thực hiện đúng cam kết.

 

Tréo ngoeo hơn, theo tìm hiểu của Công ty Đại Phúc, công cuộc đòi nợ của doanh nghiệp này đi vào “ngõ cụt” khi Công ty Hòa Bình đã thế chấp toàn bộ dự án, bao gồm đất và tài sản hình thành trên đất tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Thái Nguyên.
 
Việc Công ty Hòa Bình đem dự án đi thế chấp tại ngân hàng nhưng vẫn kí kết hợp đồng thanh toán tiền thi công cho Công ty Đại Phúc bằng giá trị căn hộ tại dự án có đúng quy định của pháp luật? Có hay không hành vi lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong trường hợp này?
 
Đứng trước nguy cơ thiệt hại lớn về kinh tế, đẩy doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, đẩy hàng trăm lao động đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, Công ty Đại Phúc đã có đơn thư phản ánh vụ việc đến các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên, nhưng đến nay, vụ việc vẫn chưa được quan tâm đúng mức và giải quyết theo quy định của pháp luật. 
 
Đối với vụ việc nổi cộm nêu trên xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, dư luận đang mong mỏi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên, Công an tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên… kiểm tra, đôn đốc, có chỉ đạo, xác minh, làm rõ vụ việc điển hình tại Dự án Chung cư Hannam, địa điểm số 837 đường Cách mạng Tháng Tám, tổ 9, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện, tránh bỏ lọt tội phạm (nếu có) theo đúng các quy định của pháp luật nhằm răn đe và cảnh báo chung.
 
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc nêu trên.
 
 
Văn Minh
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top