Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 9 năm 2021 | 15:25

Giả danh buôn bán, thuê trọ để truyền đạo “Hội thánh của đức chúa trời mẹ”

Các đối tượng cầm đầu chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc vào Huế thuê phòng trọ hoạt động; để đánh lừa người dân các đối tượng thường ngụy trang bằng vỏ bọc là buôn bán, kinh doanh tự do…

Ngày 10/9, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, sau một thời gian tạm lắng thì gần đây, tổ chức tự xưng là “Hội thánh của đức chúa trời mẹ” đã manh nha hoạt động trở lại. Vừa qua, Công an Thừa Thiên - Huế đã phát hiện một nhóm sinh hoạt “Hội thánh của đức chúa trời mẹ” trái phép có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, thu giữ nhiều tài liệu có liên quan.

“Hội thánh của đức chúa trời mẹ” đã manh nha hoạt động trở lại.
“Hội thánh của đức chúa trời mẹ” đã manh nha hoạt động trở lại.

 

Theo đó, tại phòng số 5 nhà trọ 4/47 Lương Văn Can, phường An Cựu, TP. Huế, Công an Thừa Thiên - Huế đã phát hiện 3 đối tượng đang tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép theo “Hội thánh của đức chúa trời mẹ”, gồm: Hồ Rin (SN 1993), Lê Thị Khánh Huyền (SN 1996, cùng tạm trú tại Lương Văn Can) và Hoàng Thị Kim L. (SN 2003, học sinh, trú tại phường Thủy Dương).

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng Công an đã phát hiện, thu giữ 03 quyển Kinh thánh, khoảng 200 bì thư đựng tiền dâng lễ, số tiền hơn 66 triệu đồng cùng nhiều phương tiện, máy móc khác.

Khai thác dữ liệu trên máy tính của đối tượng Rin, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều file dữ liệu dùng để truyền đạo, giảng dạy về “Hội thánh của đức chúa trời mẹ”, danh sách dâng lễ vật của các thành viên.

Các đối tượng cầm đầu chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc vào Huế thuê phòng trọ hoạt động và thường ngụy trang bằng vỏ bọc là buôn bán, kinh doanh tự do…
Các đối tượng cầm đầu chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc vào Huế thuê phòng trọ hoạt động và thường ngụy trang bằng vỏ bọc là buôn bán, kinh doanh tự do…

 

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn Thừa Thiên - Huế có hơn 220 đối tượng tổ chức, người tham gia sinh hoạt “Hội thánh của đức chúa trời mẹ”. Các đối tượng cầm đầu chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc vào Huế thuê phòng trọ hoạt động; để đánh lừa người dân các đối tượng thường ngụy trang bằng vỏ bọc là buôn bán, kinh doanh tự do…

“Con mồi” các đối tượng nhắm đến để truyền đạo, trục lợi chủ yếu là những người dễ tin, tò mò, người có hoàn cảnh éo le, bệnh tật, bế tắc, học sinh, sinh viên… để rủ rê, lôi kéo tham gia vào tổ chức. Với nội dung tuyên truyền cực đoan, phản khoa học như: chỉ sống cho riêng mình, từ bỏ gia đình, không thờ cúng tổ tiên, không làm mà vẫn có ăn. Nhiều gia đình đã có người thân bị lôi kéo vào tổ chức này cho biết, hàng tháng phải đóng góp 1/10 thu nhập và phải có trách nhiệm đi truyền đạo cho người khác.

Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đang chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã thành phố tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia vào tổ chức tự xưng “Hội thánh của đức chúa trời mẹ”.

Người dân không tham gia vào tổ chức vi phạm này, tránh tình trạng vừa vi phạm pháp luật, vừa “tiền mất, tật mang”.
Người dân không tham gia vào tổ chức vi phạm này, tránh tình trạng vừa vi phạm pháp luật, vừa “tiền mất, tật mang”.

 

Đồng thời, khuyến cáo người dân cũng cần phải hết sức tỉnh táo, không tham gia vào tổ chức vi phạm này, tránh tình trạng tan cửa nát nhà, vừa vi phạm pháp luật, vừa “tiền mất, tật mang”.

 

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top