Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 10 năm 2016 | 7:54

Giải pháp mới đáp ứng tối đa hiệu quả bón phân đạm

Trong xu hướng hội nhập hiện nay, việc áp dụng những công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp và đáp ứng giải pháp mới phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu là rất cần thiết.

Tiếp nối những nghiên cứu và ứng dụng thành công trước đây như Zoorea, Urea N46TE, Tập đoàn Sitto Thái Lan đã tạo thêm dòng sản phẩm tiết kiệm đạm thế hệ mới với nhiều tính năng ưu việt và vượt trội, giúp tiết kiệm đạm tối đa, cây trồng phát nhanh và xanh lâu trong thời gian dài gấp 3 lần phân đạm thông thường.

Làm sao để sử dụng phân đạm hiệu quả và tiết kiệm nhất luôn là trách nhiệm của các nhà khoa học, của các doanh nghiệp có tâm với nghề. Theo khoa học và thực tiễn, phân đạm khi được bón vào đất sẽ được chuyển hóa thành dinh dưỡng cho cây trồng và thất thoát (bay hơi, rửa trôi…) theo phương trình sau:

Sản phẩm Sitto Nitro Thái của Công ty Sitto Việt Nam

Giai đoạn 1: (NH2)2CO + 2H2O  (NH4)2CO3 (enzyme urease): Dưới tác động của enzyme urease được tạo ra bởi vi sinh vật, ure sẽ phân hủy tạo thành muối carbonate amoni [(NH4)2CO3]. Đây là dạng đạm cây trồng hấp thu hiệu quả, đáp ứng quá trình tăng sinh trưởng.

Giai đoạn 2: (NH4)2CO3 NH3 + CO2 + H2O (NH3 là dạng khí bay hơi): Quá trình thủy phân này diễn ra rất nhanh, carbonate amoni tiếp tục được chuyển hóa thành ammoniac [NH3], [CO2] và [H2O]. Nếu tiến trình chuyển hóa này càng nhanh thì lượng đạm mất đi càng lớn, đồng nghĩa với việc lượng đạm cây trồng hấp thu bị giảm theo thời gian.

Giai đoạn 3: (NH4)2CO3 + O2 2HNO2 + CO2 + 3H2O; 2HNO2 + O2 HNO3; NO3- → N2 (chỉ xảy ra trong điều kiện kỵ khí - không có oxy): Quá trình nitrat hóa được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn nitrat. Quá trình này làm đạm nitrat bị rửa trôi xuống các tầng sâu, bị tạo thành khí nitơ [N2] bay hơi làm cho đất mất đạm. Đồng thời, nhóm anion [NO3-] kết hợp với ion H+ trong đất tạo thành HNO3 (dạng axit) làm cho pH đất giảm xuống (chua đất) gây rất bất lợi đối khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng.

Giải pháp để đạt tối đa hiệu quả sử dụng phân đạm chính là làm cho giai đoạn 1 chậm lại càng lâu càng tốt. Đồng thời ngăn chặn quá trình diễn ra của giai đoạn 2, giai đoạn 3 và cây trồng sẽ được hấp thu đạm dạng ion [NH4+] hiệu quả nhất. Sitto Nitro Thái (Nitro Thái) là giải pháp đáp ứng tuyệt đối yêu cầu này.

Chu trình chuyển hóa ure thường

Nitro Thái được bổ sung hoạt chất ức chế quá trình chuyển hóa đạm N-KEEP, đạm được thủy phân rất chậm, nên cây sử dụng đạm được liên tục và thời gian kéo dài lâu hơn. Nitro Thái sẽ tác động vào giai đoạn 1, ức chế enzymeurease hoạt động nên việc tạo thành ion [NH4+] diễn ra chậm, tiên tục và lâu hơn. Nitro Thái còn cung cấp một lượng amoni thích hợp, giúp bổ sung lượng đạm tức thì, đồng thời cải tạo pH đất lên mức phù hợp trong giai đoạn đầu sau khi bón nên góp phần gia tăng hiệu suất sử dụng phân bón được cao hơn.

Ngoài hoạt chất N-KEEP, Nitro Thái được bổ sung thêm vi lượng dạng chealate, giúp tăng màu xanh của cây trồng, xanh bền, xanh lâu hơn, kéo dài thời gian xanh hơn so với bón đạm thông thường. Với Boron (B) rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây giúp sự hình thành và phân hoá mầm hoa, tăng cường sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái, giúp giảm rụng hoa và trái non. Kẽm (Zn) có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm (protein), liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây, nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất diệp lục (Clorophyl) và các hydratcarbon, thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây trồng giảm.

Chu trình chuyển hóa Sitto Nitro Thái 

Nitro Thái với những ưu điểm vượt trội so với ure thông thường: Lượng bón ít hơn nhưng cây trồng hấp thu lượng đạm cao hơn (bón 100kg, với ure thông thường cây chỉ sử dụng được 18kg N; còn Nitro Thái cây sử dụng được 21kg N). Thời gian cung cấp đạm hữu hiệu kéo dài hơn gấp 3 lần nhờ có hoạt chất N-KEEP. Cây bắt phân dễ dàng, phát nhanh, xanh lâu, màu xanh bền hơn. Giảm sâu bệnh, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.

Bên cạnh việc áp dụng giải pháp kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả sử dụng của sản phẩm, có một số tác nhân khách quan gây ra làm mất và giảm khả năng hấp thụ đạm, chúng ta cần lưu ý: Thời tiết khô hạn, nắng nóng, nhiệt độ cao làm đạm bốc hơi nhanh; pH đất không phù hợp đối với loại cây trồng: quá thấp (pH<4) hoặc quá cao (pH>6,5), sẽ làm giảm khả năng sử dụng đạm của cây; đất đồi dốc hay mưa nhiều là tác nhân gây sự rửa trôi đạm.

Nitro Thái sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng. Tùy theo điều kiện sản xuất, tình trạng sinh trưởng của cây, giống cây để cân đối lượng bón cho phù hợp.

Bà con nông dân có thể liên hệ trung tâm tư vấn và chăm sóc khách hàng theo hotline: 08 22 297 299 hoặc xem trên website: www.sittovietnam.com

ThS. Lê Minh Quốc - Quang Minh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cần ngăn dịch tả lợn châu Phi lan rộng

    Cần ngăn dịch tả lợn châu Phi lan rộng

    Từ đầu năm 2024 đến nay, dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng bùng phát, lan rộng tại nhiều tỉnh phía Bắc, ngành chức năng địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn lợn trên địa bàn...

  • Diễn Châu thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho lúa hè thu

    Diễn Châu thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho lúa hè thu

    Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành Nông nghiệp và các địa phương tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) đang có nhiều giải pháp ngăn chặn dịch hại để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Yara Việt Nam: Hành trình kiến tạo môi trường xanh và nông nghiệp bền vững

    Yara Việt Nam: Hành trình kiến tạo môi trường xanh và nông nghiệp bền vững

    Ngày 14/6/2024, Yara Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ tại Hội nghị "Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững", được tổ chức bởi Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Hội nghị này là minh chứng rõ nét cho cam kết của Yara trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe đất, và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

  • Độc đáo vườn vải thiều trĩu quả, 30 năm không mất mùa

    Độc đáo vườn vải thiều trĩu quả, 30 năm không mất mùa

    Năm nay, nhiều vườn vải thiều không ra quả thì hộ bà Diệp Thị Sênh, thôn Trại 1, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn) vẫn có thu nhập cao. Đặc biệt, những cây vải được gia đình bà trồng từ năm 1992 song chưa bao giờ mất mùa.

  • Hiệu quả từ chuyển đổi làm muối sang trồng táo ở Bàng La

    Hiệu quả từ chuyển đổi làm muối sang trồng táo ở Bàng La

    Sau bao thế hệ gắn bó, diêm dân phường Bàng La (quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng) hiện không còn mặn mà với nghề làm muối. Những ruộng muối trắng ngần khi xưa, nay dần thay thế bằng những vườn táo xanh mướt, trĩu quả.

  • “Vua” cá chình ở Cà Mau

    “Vua” cá chình ở Cà Mau

    Với hơn 20 năm gắn bó với con cá chình, ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 67 tuổi, ngụ ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã thành công với loài cá này, mỗi năm cho thu nhập trên 1,5 tỉ đồng.

Top