Năm 2017, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, tỉnh Điện Biên thực hiện giảm nghèo bền vững và đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, ông có thể khái quát vài nét về kết quả công tác giảm nghèo của tỉnh trong năm 2017?
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương, sự ủng hộ, hỗ trợ của các tập đoàn, tổng công ty và một số tỉnh, thành phố trong nước, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, chất lượng, hiệu quả các hoạt động được nâng lên; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và giữ vững. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng tôi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 1772/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
Các chính sách an sinh xã hội cơ bản đáp ứng khá toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin và truyền thông, góp phần quan trọng nâng cao mức sống, thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân.
Bên cạnh đó, mục tiêu xóa đói giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền các cấp xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình giảm nghèo bước đầu thu hút được sự quan tâm, hỗ trợ của doanh nghiệp, tổ chức.
Hỗ trợ bò giống sinh sản là biện pháp hiệu quả giúp người dân huyện Điện Biên Đông xóa đói giảm nghèo. Trong ảnh: Người dân bản Sư Lư 4, xã Keo Lôm chăm sóc bò giống được hỗ trợ.
Do vậy, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Điện Biên giảm từ 44,82% năm 2016 xuống còn 41,64% năm 2017 (giảm 3,18%). Kết quả giảm nghèo đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội.
Đâu là những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của công tác giảm nghèo tại Điện Biên trong năm qua, thưa ông?
Những tồn tại của chương trình là kết quả xoá đói giảm nghèo chưa thực sự bền vững, các hộ nghèo chủ yếu là thuần nông, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; thiên tai khó lường dẫn đến tỷ lệ phát sinh nghèo và tái nghèo giảm chậm.
Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017 của tỉnh Điện Biên là 326.114 triệu đồng, trong đó nguồn vốn sự nghiệp là 98.827 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển là 227.287 triệu đồng. |
Chênh lệch thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng, các dân tộc vẫn còn cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố gia tăng khoảng cách. Tình trạng thiếu đất canh tác nông nghiệp còn tồn tại ở nhiều vùng. Các điều kiện khó khăn hội tụ ở người nghèo nhiều nên khó khắc phục ngay, người nghèo còn rất lúng túng để tự lựa chọn phương thức thoát nghèo.
Nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trong những năm qua bố trí còn thấp, ngân sách tỉnh hạn hẹp, việc huy động các nguồn lực khác trên địa bàn hạn chế.
Các văn bản của các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ban hành chậm, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, cụ thể: Ngày 19/4/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quyết định số 556/QĐ-BKHĐT về việc giao chi tiết dự toán chi ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2017, trong khi các dự án dự kiến bố trí vốn khởi công mới phải thực hiện trước 31/10 hàng năm, gây khó khăn cho địa phương khi triển khai thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển.
Các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn các dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ban hành muộn, với các nội dung, mức chi yêu cầu phải thông qua HĐND tỉnh làm cho việc triển khai các dự án này chậm, kết quả giải ngân thấp.
Nhờ được hỗ trợ giống ngô lai từ Chương trình 135, gia đình anh Mùa Súa Hạng, bản Ten Hon, xã Tênh Phông có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Do đặc thù của tỉnh miền núi chậm phát triển, các dự án nhóm C quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh không đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 nên việc thực hiện các thủ tục về thẩm định chủ trương đầu tư gặp khó khăn.
Ông có kiến nghị, đề xuất gì với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương?
Chính phủ, ngành chức năng cần điều chỉnh chính sách để tiết kiệm nguồn lực, giảm bớt chính sách trợ cấp cho không, chính sách hỗ trợ nhỏ lẻ tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại và tốn kém chi phí triển khai thực hiện (như: chính sách hỗ trợ tiền điện, chính sách hỗ trợ hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/QĐ-TTg…).
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ điều chỉnh các tiêu chí dự án nhóm C quy mô nhỏ theo hướng chỉ quy định về tiêu chí tổng mức đầu tư. Về nguồn vốn năm 2017 đã được giao, do các dự án nhóm C quy mô nhỏ phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Nghị định 161/2016/NĐ-CP gây khó khăn cho việc thẩm định, phê duyệt; đề nghị cho phép gia hạn thời gian quyết định đầu tư các dự án dự kiến bố trí vốn khởi công mới năm 2018 đến trước 31/12/2017 (theo quy định trước là 31/10 hàng năm).
Xin cảm ơn ông!
Đỗ Hùng
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.