Năm 2021, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) chú trọng đẩy mạnh xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chuỗi liên kết, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Trong đó, tập trung đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh cho 08 sản phẩm, gồm: Gốm Mỹ Thiện (thị trấn Châu Ổ), Tảo xoắn Spirulina (xã Bình Hải)…
Đặc sắc gốm Mỹ Thiện
Gốm Mỹ Thiện được sản xuất theo kỹ thuật bàn xoay; nghệ nhân phải dùng tay xoay bàn gỗ liên tục để vuốt và tạo hình cho đất sét. Nguyên liệu đất sét dùng để làm gốm phải là loại tốt, được lọc kỹ tạp chất. Bí quyết của nghệ nhân nung gốm là ở khả năng làm chủ nhiệt độ, kết hợp với sự gia giảm trong pha chế men để tạo màu men như ý.
Một trong những nét độc đáo của gốm Mỹ Thiện là kỹ thuật nung qua 2 lửa. Lần nung thứ nhất để tạo cho xương gốm chắc. Lần thứ 2 sản phẩm gốm được nhúng men rồi cho vào lò nung. Với lần nung men, màu sắc sản phẩm sẽ thay đổi theo nhiệt độ, tạo nên sự thay đổi về màu sắc cho mỗi sản phẩm.
Các sản phẩm chính tạo ra từ làng gốm Mỹ Thiện là chum, ché, ghè, vò, bình vôi, ấm trà… Người nghệ nhân bằng óc sáng tạo với đôi tay điêu luyện đã “thổi hồn” vào sản phẩm bằng những hình vẽ rồng, phụng, hoa, quả...
Cơ sở gốm Mỹ Thiện của hộ ông Đặng Văn Trịnh ở Tổ dân phố 2, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là nghề truyền thống từ tháng 7/2012. Đây là cơ sở còn lại duy nhất của quần thể làng nghề sản xuất gốm có lịch sử hơn 200 năm, từng là làng gốm nức tiếng một thời, cũng đã trải qua giai đoạn khó khăn và đang dần được phục hồi.
Bảo tồn và phát triển
Bên cạnh những thành quả đạt được, cơ sở gốm cũng gặp nhiều khó khăn khi sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường, thiếu vốn đầu tư máy móc, thiếu mặt bằng sản xuất, nguyên liệu sản xuất không đảm bảo, lao động lành nghề ít, người lao động không mặn mà với nghề gốm truyền thống do thu nhập thấp...
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở gốm Mỹ Thiện tiếp tục phát triển, gìn giữ được truyền thống văn hóa làng nghề tại địa phương, năm 2019, ngân sách tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ 157 triệu đồng, ngân sách huyện Bình Sơn hỗ trợ 150 triệu đồng để xây dựng, nâng cấp nhà xưởng, nơi cho du khách tham gia sản xuất trải nghiệm nơi trưng bày sản phẩm, mua sắm thiết bị... Nhờ đó, nghề gốm đang có nguy cơ mai một thất truyền từng bước được phục hồi.
Năm 2021, từ nguồn kinh phí Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Bình Sơn phân bổ kinh phí 400 triệu đồng để Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Sơn hỗ trợ đối với 08 sản phẩm OCOP hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng Chương trình OCOP huyện, trong đó hỗ trợ cho sản phẩm Lục bình gốm Mỹ Thiện 69,5 triệu đồng.
Hiện nay, sản phẩm gốm Mỹ Thiện đã có thị trường tiêu thụ ổn định, giải quyết việc làm thường xuyên cho 06 lao động. Đến nay, chủ cơ sở đang phối hợp cùng đơn vị tư vấn lập hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP theo quy định.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.