Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 15 tháng 3 năm 2020 | 18:11

Hà Giang sẽ không tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm ở Mã Pì Lèng

UBND tỉnh Hà Giang vừa lấy ý kiến các chuyên gia và cho biết sẽ thống nhất quan điểm và sẽ không phá dỡ toàn bộ công trình, Panorama chỉ là điểm dừng chân, không có lưu trú.

Bà Vũ Thị Ánh, Chủ tòa nhà Panorama đã trình bày phương án sửa chữa kiến trúc sử dụng các họa tiết, chi tiết dùng trang trí của các dân tộc địa phương vào công tác hoàn hiện công trình tạo cảnh quan gần gũi với môi trường xung quanh, đồng thời cũng là nơi giới thiệu văn hóa, các sản vật và đặc sản địa phương với du khách trong và ngoài nước.
 
Bà Ánh cũng báo cáo về việc cải tạo, chỉnh trang công trình Panorama tại đèo Mã Pì Lèng thành điểm dừng chân ngắm cảnh cho du khách với quy mô kiến trúc phù hợp, chủ đầu tư công trình.
 
Về kết cấu công trình, bà Ánh nêu ý kiến phần công trình trên cốt mặt đường giữ lại toàn bộ kết cấu, chỉ thay đổi vật liệu hoàn thiện cho phù hợp như tiêu chí của Bộ VH-TT&DL đã nêu.
Giải thích về việc giữ lại phần nổi bà Ánh cho rằng đấy chính là đối trọng neo giữ toàn bộ công trình, vì toàn bộ công trình nằm trên một triền dốc đứng, nếu đập bỏ chính là làm nhẹ phần đối trọng của toàn bộ công trình, có thể gây trượt, nguy hiểm cho toàn bộ công trình.
 
Phần cuối phía dưới của công trình cũng vậy, nếu đập bỏ sẽ làm mất đối trọng phần chân công trình khi chịu lực bên trên dồn xuống. Phần này như chốt chặn để công trình được ổn định và giữ cân bằng vị trí. Toàn bộ kết cấu trên được liên kết chặt chẽ, tạo sự ổn định cho công trình.
hà-giang.jpg
Dự kiến trong tháng 3-2020, bản thiết kế công trình Paranoma sẽ tiếp tục được chỉnh sửa (Nguồn: VIẾT THỊNH-PLO)
Đánh giá về phương án này, PGS-TS Đặng Văn Bài cho rằng việc xây dựng điểm dừng chân ở Mã Pì Lèng là nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận di sản và hưởng thụ, trải nghiệm các giá trị khoa học của khu công viên địa chất và khu danh thắng Mã Pì Lèng.
 
"Tôi quan tâm tới phương pháp xử lý chất thải (rắn và lỏng) trong quá trình vận hành công trình. Trong vùng lõi di sản, việc xử lý rác thải và ô nhiễm môi trường cần được đặt ra một cách nghiêm túc" - PGS-TS Đặng Văn Bài nói.
 
Sau khi lấy ý kiến các chuyên gia, UBND tỉnh Hà Giang cho biết sẽ thống nhất quan điểm sẽ không phá dỡ toàn bộ công trình Panorama nhưng đó sẽ chỉ là điểm dừng chân, không có lưu trú. Việc cải tạo cần đảm bảo theo kiến trúc truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn; thứ hai là đảm bảo an toàn, thứ ba là về vệ sinh.
 
Dự kiến trong tháng 3-2020, bản thiết kế công trình Paranoma sẽ tiếp tục được chỉnh sửa, sau đó sẽ được gửi lên Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc, Ủy ban UNESCO, Cục Di sản Văn hóa.

TPHCM tập trung cưỡng chế công trình vi phạm xây dựng quy mô lớn

Từ khi thực hiện Chỉ thị 23 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước thì tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TPHCM có diễn biến tích cực.

Sau 6 tháng thực hiện Chỉ thị 23 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TPHCM, phát hiện 576 công trình vi phạm, trong đó sai phép chiếm 60%. Bình quân mỗi ngày còn 3,5 vụ vi phạm xây dựng, giảm 5,1 vụ/ngày (trước Chỉ thị 23 là 8,6 vụ/ngày, tỷ lệ giảm là 59%).

Tuy nhiên, trật tự xây dựng ở TP HCM vẫn còn một số tồn tại, đó là việc ngăn chặn công trình vi phạm tiếp tục thi công chưa hiệu quả; việc thuê đơn vị cưỡng chế còn khó khăn.

Ông Lê Hoà Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM cho biết, hiện nay chúng ta chưa thực hiện được giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn ngay từ đầu. Cơ quan này sẽ phối hợp và trình UBND TP ban hành quy trình phối hợp giữa các đơn vị để xử lý bước một. Nếu như tiếp tục vi phạm có quyết định cưỡng chế vi phạm hành chính sẽ phân chia giai đoạn để thực hiện thủ tục cưỡng chế thay vì cưỡng chế toàn bộ công trình sẽ rất khó khăn.

 

tp-hcm-sẽ-tập-trung-cưỡng-chế-công-trình-vi-phạm.jpg
TP HCM sẽ tập trung cưỡng chế công trình vi phạm. (Hà Khánh/VOV-TP HCM. Ảnh minh họa)

Để quản lý trật tự xây dựng đi vào nề nếp, lãnh đạo của TP HCM yêu cầu Sở Xây dựng và các quận, huyện khẩn trương áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao như phần mềm trực tuyến về quản lý trật tự xây dựng; phần mềm quản lý quy hoạch tài nguyên xây dựng chung cho toàn thành phố.

"Từ nay đến cuối năm, TPHCM sẽ tập trung cưỡng chế các công trình vi phạm xây dựng có quy mô lớn, đặc biệt sẽ tập trung chuẩn bị sắp xếp lại bộ máy thanh tra xây dựng và đội quản lý trật tự đô thị của 24 quận, huyện" - ông Bình nói.

Lâm Đồng: Đình chỉ thi công dự án bệnh viện ở hồ Tuyền Lâm

Nội dung quyết định yêu cầu phía công ty khẩn trương tháo dỡ các công trình sai phép; bồi thường giá trị tài nguyên rừng đối với lâm sản đã chặt hạ trái phép theo quy định; hoàn chỉnh hồ sơ gửi các sở, ngành thẩm định, trình cấp có thầm quyền điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng của dự án cho phù hợp với quyết định của UBND tỉnh.

Quyết định cũng giao trách nhiệm cụ thể với các sở, ngành: Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư, Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, BQL KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm, UBND TP. Đà Lạt: tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư, xây dựng tại dự án; giám sát việc theo dõi, khắc phục hậu quả tại dự án; hỗ trợ hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh cho phù hợp với quy định của UBND tỉnh; đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp này thực hiện việc xử phạt hành chính. Trong trường hợp doanh nghiệp không chấp hành, đề xuất UBND tỉnh xử lý theo quy định.

 

doanh-nghiệp-tự-ý-chặt-hạ-thông-chôn-lấp-để-phi-tang-trong-khu-dự-án-nhưng-khai-báo-với-các-ngành-chức-năng-do-thông-gãy-đổ.jpg
Doanh nghiệp tự ý chặt hạ thông, chôn lấp để phi tang trong khu dự án. Nhưng khai báo với các ngành chức năng, do thông gãy đổ (Nguồn: Ngọc Hà - Báo Công an TP. Hồ Chí Minh)

Ngay khi báo đăng, ngày 10-1, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Tổ công tác 1983 (thành lập theo Quyết định số 1983/QĐ-UBND ngày 17-9-2019 của Chủ tịch UBND tỉnh, kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp sai phạm tại KDL hồ Tuyền Lâm), tiến hành kiểm tra việc đầu tư, xây dựng, sử dụng đất và quản lý, bảo vệ rừng tại dự án của BVĐK Hồng Đức để xác minh thông tin báo chí nêu và các vấn đề khác có liên quan.

Văn bản cũng nêu rõ: "Nếu phát hiện sai phạm thì xử lý nghiêm theo đúng quy định của của pháp luật; đồng thời đình chỉ thi công toàn bộ dự án đến khi khắc phục toàn bộ sai phạm".

Ngày 21-1-2020, Sở xây dựng đã có báo cáo kết quả kiểm tra những sai phạm, bất cập xảy ra tại dự án BVĐK Hồng Đức tại KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm với UBND tỉnh Lâm Đồng.

Đây là động thái kiên quyết của địa phương với nhà đầu tư không tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện dự án ở hồ Tuyền Lâm, gây tai tiếng với địa phương.

Hữu Thắng (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top