Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 2 năm 2020 | 13:12

Cam rụng do neo quả đợi giá, nhà vườn Hà Giang cần rút ra bài học

Hiện tượng cam sành bỗng dưng thối, rụng cứ tưởng chỉ xảy ra tại Hà Giang năm 2017. Nay, cam sành vẫn bị rụng hơn 8.000 tấn… Đâu là nguyên nhân và người trồng cam sành cần rút ra bài học gì?

tr12t.jpg
Hà Giang bị thiệt hại gần 10.000 tấn cam do thiên tai. Ảnh: Đào Thanh

 

Bài học năm 2017…

Có lẽ người trồng cam sành Hà Giang vẫn còn nhớ đến hiện tượng lạ xảy ra năm 2017, chỉ sau đêm mưa, những trái cam sành ở Bắc Quang bỗng dưng thối, rụng vàng khắp khu vườn. Hiện tượng bất thường này chưa từng có trong lịch sử làm vườn (ở thời điểm đó) khiến nhiều người trồng cam không khỏi xót xa.

Trước thực tế cam rụng bất thường, đoàn công tác của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang) đã kiểm tra, khảo sát thực tế tại một số nhà vườn trên địa bàn huyện Bắc Quang, đánh giá sơ bộ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và nhận định: Thời điểm cam rụng, hầu hết sản lượng cam của nhà vườn đã đạt độ chín vượt ngưỡng.

Trước thời gian phát sinh đợt mưa, thời tiết ấm và khô hanh. Do vậy, khi gặp mưa lớn, kéo dài, cây hút nước đưa lên quả, làm tăng trọng lượng quả. Mặt khác, tế bào biểu bì và lớp tầng rời giữa quả và cuống gặp nước gây trương, nở, tạo nấm mốc phát triển. Từ đó, dẫn đến hiện tượng cam thối, rụng với số lượng lớn...

Trước thực tế trên, nhiều nhà vườn nhận ra rằng: Không nên để cam treo cành quá lâu. Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng quả, dễ thiệt hại do thiên tai mà còn khiến cây suy kiệt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu quả ở vụ sau.

 Hơn nữa, cần đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cam, nếu không, phải thực hiện tưới thủ công khi thời tiết hanh khô. Điều này giúp cây thời kỳ thu hoạch dễ cân bằng lượng nước, tránh tình trạng thất thu như trên.

“Cố thủ” để đợi giá tăng

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đức Vinh,  Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, cho biết, nhà vườn Hà Giang đang phải đối diện với thiệt hại rất lớn do ảnh hưởng thời tiết khiến cam bị rụng đầy vườn.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, cho biết, huyện Bắc Quang và huyện Quang Bình có số lượng cam sành bị rụng nhiều nhất, lần lượt là 7.000 tấn và 1.200-1.300 tấn. Nhiều hợp tác xã và nhà vườn thiệt hại khoảng 30-40%, thậm chí có vườn lên đến 70%.

Nói cụ thể hơn về nguyên nhân, ông Vinh cho hay, do mưa kéo dài liên tục hơn chục ngày liền (từ ngày 28/1 đến ngày 11/2), đồng thời kèm theo có sương muối, khiến cam bị tích nước, gây thối, rụng.

“Về mặt sinh trưởng phát triển của  cam, bây giờ cũng là thời điểm chù kỳ xuân hóa của cây bắt đầu. Thời điểm chuẩn bị ra lộc, ra nụ, ra hoa, cây sẽ tự điều chỉnh sinh lý, huy động dinh dưỡng cho chu kỳ mới dẫn tới rụng quả.

Cũng phải nhìn nhận thêm có nguyên nhân từ tâm lý của người dân, không nghe khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, cố kéo dài thời gian thu hoạch để bán muộn chờ giá tăng cao. Cam bị quá vụ cộng thêm mưa nhiều khiến quả bị rụng”, ông Vinh nói.

Ông Vinh khẳng định, cam Hà Giang rụng dịp cuối tháng 1 đầu tháng 2/2020 là do bị mưa và quá lứa. Hoàn toàn không phải do phun thuốc hóa học hay do bón phân kali nhiều quá.

“Toàn bộ cam Hà Giang đều được trồng theo quy trình VietGAP, không có chuyện bón nhiều phân mà cam rụng.

Số cam rụng nói trên Sở cũng có chỉ đạo nhà vườn thu gom, đào hố chôn xử lý bằng vôi và chế phẩm để tránh ảnh hưởng đến môi trường. Sau đó, mua vôi bột rắc lên mặt vườn.

Tuyệt đối không bán cam đã bị rụng, hỏng cho người dân. Đồng thời, Sở cũng khuyến cáo nhà vườn không cắt cam vào ngày mưa để tránh bị thối, hỏng”, ông Vinh nói thêm.

Về giá cam hiện tại, ông Vinh chia sẻ, không bị ảnh hưởng nhiều từ việc giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc khi có dịch bệnh Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, ông Vinh cũng thừa nhận, khâu phân phối, tiêu thụ cam Hà Giang thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn và giá còn cao.

“Cam tại vườn  ở Hà Giang hiện được bán với giá 8.000-10.000 đồng/kg. Vì không làm chủ được kênh phân phối, tiêu thụ mà bị phụ thuộc nên giá tới tay người tiêu dùng vẫn còn cao.

Chúng tôi đang cố gắng làm nhiều cách để đưa cam tới được tận tay người tiêu dùng với giá tốt hơn, chất lượng cao hơn”, ông Vinh nói.

Lý giải thêm từ góc độ chuyên môn, PGS.TS Nguyễn Hồng Minh (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho biết, hiện tượng cam bị rụng hàng loạt như vậy là do người dân cố kéo dài thời gian thu hoạch để hy vọng bán được giá cao hơn.

Theo ông Minh, về nguyên tắc, cam đã phải kết thúc vụ thu hoạch để cho cây ra đợt hoa mới, tuy nhiên, do bị kéo dài thời gian cộng thêm ảnh hưởng về thời tiết khiến cam rụng hàng loạt.

“Cam chỉ nên kéo dài thời gian thu hoạch khi độ ẩm không khí thấp, mưa ít. Cam bị kéo dài thời gian là bị già, cỗi, rất dễ bị nấm cuống, sâu bệnh, nên gặp mưa là rụng quả.

Hơn nữa, cam cũng không thể giữ quả trên cây khi cây đã bắt đầu ra hoa, vì như vậy, vừa làm giảm chất lượng của cam, vừa hạn chế dinh dưỡng khi cây nuôi hoa mới.

Vì thế, về nguyên tắc là phải kết thúc thu hoạch, cắt cam bảo quản trong phòng lạnh”, ông Minh nói.

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top