Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 21 tháng 10 năm 2021 | 17:58

Hà Nam áp dụng tạm thời một số biện pháp trong phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 21/10, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Văn bản số 1865/UBND-KGVX về việc áp dụng tạm thời một số biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn.

Theo đó, đối với các hoạt động tập trung đông người: Không tập trung quá 30 người tại khu vực công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất và đối với các hoạt động đám cưới, đám hỏi; yêu cầu thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K theo quy định của Bộ Y tế.
 
Bảo đảm công tác phòng, chống dịch hiệu quả, UBND tỉnh Hà Nam quy định không tập trung quá 30 người tại khu vực công cộng.
 
Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự: Không tập trung quá 30 người, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là nguyên tắc 5K theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ.
 
Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thư viện, triển lãm, chiếu phim, bảo tàng, phòng tập thể thao trong nhà, giải đấu thể thao hoạt động không quá 50% công suất; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
 
Đối với các hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa: Được hoạt động bình thường với công suất, hướng tuyến theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế; chủ phương tiện phải quản lý hành khách bằng mã QR.
 
Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được hoạt động và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và một số điều kiện hạn chế như sau:
 
Nhà hàng, quán ăn, uống hoạt động không quá 50% công suất tại một thời điểm, có vách ngăn/tấm chắn, chủ cửa hàng và người phục vụ phải tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin phòng Covid-19, đóng cửa trước 23h hàng ngày.
 
Cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp, làm tóc (bao gồm cắt tóc) phục vụ không quá 50% công suất tại một thời điểm, thực hiện bảo đảm phòng, chống  dịch theo quy định.
 
Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ hoạt động nhưng phải có kế hoạch, giải pháp thực hiện giãn cách giữa các quầy hàng, người mua hàng và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp bảo đảm phòng, chống dịch theo quy định.
 
Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp được hoạt động bình thường theo quy định pháp luật nhưng phải tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
 
Đối với hoạt động giáo dục trực tiếp: Sở Giáo dục báo cáo UBND tỉnh phương án tổ chức dạy học trực tiếp trước ngày 26/10/2021; phối hợp xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
 
Tiếp tục tạm dừng hoạt động các lễ hội, các cơ sở kinh doanh các dịch vụ: karaoke, vũ trường, quán bar, massage, quán internet, trò chơi điện tử để phòng, chống dịch cho đến khi có thông báo mới.
 
Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch đối với người đến, về tỉnh Hà Nam cụ thể như sau:
 
Thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến, về từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
 
Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh: Chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) sẽ phải thực hiện xét nghiệm.
 
Áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với người đến, về từ địa bàn có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế), người tiếp xúc gần (F1); Đối với những người tham gia các đoàn công tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo Công văn 6386, ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế; Đối với lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid -19 theo công văn 7316 ngày 3/9/2021 của Bộ Y tế; Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi: thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top