Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 2 tháng 8 năm 2022 | 12:4

Hà Nam có 19/83 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu

Sáng nay, 2/8, HĐND tỉnh Hà Nam long trọng khai mạc kỳ họp thứ 8-HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các đại biểu tham dự tại Kỳ họp
 
 
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy cho biết, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022, trong điều kiện có một số thuận lợi, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; nhất là, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, cùng với những hậu quả nặng nề của dịch bệnh Covid-19 để lại. Nhưng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; sự quan tâm ủng hộ của các Ban, bộ, ngành Trung ương; các cấp, các ngành, cộng đồng Doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của Tỉnh uỷ phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh với quyết tâm cao, để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022 đã đề ra và phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho Nhân dân, nên đã đạt nhiều kết quả tích cực.
 
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy phát biểu khai mạc Kỳ họp.
 
 
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển khá; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,24% (đứng thứ 14 toàn quốc); sản xuất công nghiệp, nông nghiệp có bước tăng trưởng; thương mại, dịch vụ - du lịch tăng trưởng khá, trong đó du lịch tăng 75,7% so với cùng kỳ; thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 56% dự toán Trung ương giao (đến hết tháng 7 đạt 7.689 tỷ đồng); thu hút đầu tư đạt kết quả tốt, đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước về nghiên cứu đầu tư với số vốn lớn và dự kiến sẽ có đóng góp nhiều cho nguồn thu ngân sách của tỉnh, tạo việc làm cho người lao động khi đi vào hoạt động. Xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu được triển khai hiệu quả; đến nay, toàn tỉnh có 19/83 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu.
 
Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Công tác đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động được quan tâm. Chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được nâng lên, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống Nhân dân được cải thiện. Quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; ANCT-TTATXH được giữ vững,…
 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Việc phục hồi sản xuất - kinh doanh sau dịch bệnh gặp nhiều khó khăn; tiến độ triển khai các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn còn chậm; việc giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kế hoạch đề ra…
 
Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra trong 6 tháng cuối năm 2022 là rất nặng nề; đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh phải tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất; nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách; có những giải pháp quyết liệt, đột phá để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh mà kế hoạch năm 2022 đã đề ra, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.
 
 

 Các đồng chí Chủ tọa của Kỳ họp

 

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Hà Nam sẽ thảo luận và thông qua 26 nghị quyết, trong đó có 24 nghị quyết về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các cơ chế, chính sách; gồm: 9 nghị quyết về đầu tư công; 3 nghị quyết về tài chính, ngân sách; 5 nghị quyết về lĩnh vực giáo dục, đào tạo; 2 nghị quyết về lĩnh vực nông nghiệp; 2 nghị quyết về nội vụ; 3 nghị quyết về tài nguyên môi trường, lao động thương binh và xã hội, văn hóa… và quyết định một số nội dung quan trọng khác.
 
Các nghị quyết được xem xét, thông qua tại Kỳ họp lần này đều là những nội dung rất quan trọng, để tiếp tục cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh uỷ; nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm QP-AN, nâng cao đời sống nhân dân.
 
 
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy trình bày Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm.
 
 
Trình bày báo cáo tại kỳ họp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy cho biết: Trên cơ sở những kết quả đã đạt được ở 6 tháng đầu năm, những tháng cuối năm, Hà Nam sẽ khẩn trương, quyết liệt hơn nữa thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, chương trình, đề án, kế hoạch công tác năm 2022 bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, đẩy nhanh hoàn thiện quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
 
Bên cạnh đó, Hà Nam chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đăng ký hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất, có sản phẩm trong năm 2022; đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, đóng góp ngân sách lớn. Tiếp tục có biện pháp quản lý, hỗ trợ về vốn vay đối với các doanh nghiệp, nhất là người dân bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19.
 
Mặt khác, UBND tỉnh sẽ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thương mại đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, vận chuyển, lưu thông hàng hóa; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền số; nâng cao chất lượng, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức,…
 
Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Hà Nam Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra từ ngày 2-4/8.
 
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top