Hội Làm vườn (HLV) Thái Nguyên vừa phối hợp với Liên hiệp hội Khoa học tỉnh, Trung tâm Kiểm định chất lượng Giống vật tư hàng hóa nông nghiệp mở lớp tập huấn hướng dẫn bà con xã Tràng Xá (Võ Nhai) xây dựng thương hiệu bưởi an toàn theo hướng VietGAP.
Hội viên HLV Tràng Xá tham gia tập huấn bưởi VietGAP.
Cũng như đa phần bà con Thái Nguyên, hội viên HLV Tràng Xá chủ yếu sống bằng nghề canh tác chè, với tổng diện tích trên 300ha. Song, do chưa xây dựng được thương hiệu nên giá bán thấp hơn nhiều so với các địa phương trong tỉnh. Vì vậy, nhiều năm qua, bà con nơi đây đã chuyển hướng canh tác, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như bưởi Diễn, cam Vinh, nhãn...
Từ thực tế trên, ngay từ năm 2010, HLV Thái Nguyên đã triển khai chương trình phát triển cây ăn quả đặc sản bưởi Diễn, theo hướng VietGAP tại Tràng Xá, với diện tích ban đầu 8ha, đến nay đã có 200ha.
Nội dung tập huấn, quy định về chứng nhận sản phẩm trồng trọt được sản xuất, sơ chế, phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Gồm 68 chỉ tiêu như: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất, giống và gốc ghép. Quản lý đất và giá thể, phân bón và chất phụ gia. Nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học khác. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, quản lý và xử lý chất thải...
Kết thúc buổi tập huấn, HLV tỉnh yêu cầu các hộ nông dân áp dụng đúng các quy trình trên, để cuối năm 2017 cấp giấy chứng nhận bưởi Tràng Xá (Võ Nhai) an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Mặt khác, chương trình còn giúp các hộ nông dân phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất, liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm. Thông qua việc kiểm soát sản xuất từ khâu làm đất đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, ổn định. Theo đó, nếu Tràng Xá áp dụng đúng quy trình trồng bưởi và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.
Ngoài ra, chương trình tập huấn còn khuyến cáo bà con: Sản phẩm được công nhận theo chuẩn VietGAP sẽ giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu và dễ dàng lưu thông trên thị trường. Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn và bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Mặt khác, giá cả sản phẩm đạt chuẩn VietGAP luôn ổn định, tạo lợi thế cạnh tranh cao.
Dương An Như
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.