Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2021 | 17:29

Hà Nam: Tập trung phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân

Đạo ôn lá vết bệnh lúc đầu rất nhỏ sau lan rộng dần ra thành hình thoi. Khi bệnh phát triển mạnh, cây lúa bị lụi xuống, gặp trường hợp này ruộng lúa sẽ bị giảm năng suất nghiêm trọng.

Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh gây nguy hiểm nhất trên cây lúa. Khi dịch bệnh đạo ôn xảy ra trên diện rộng thì sự thiệt hại đến năng xuất và sản lượng sẽ thấy rất rõ nét và có ý nghĩa quan trọng đến kinh tế. Đạo ôn lá vết bệnh lúc đầu rất nhỏ sau lan rộng dần ra thành hình thoi. Khi bệnh phát triển mạnh, cây lúa bị lụi xuống, gặp trường hợp này ruộng lúa sẽ bị giảm năng suất nghiêm trọng.
 
Qua đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Nam, khoảng 2 tuần trở lại đây, thời tiết sáng sớm nhiều sương mù, độ ẩm cao, số giờ nắng ít, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn là điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn lá phát triển nhanh, gây hại lúa xuân. Tính đến cuối tháng 3, bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện rải rác và gây hại cục bộ trên các giống nhiễm như Nhị ưu 838, Bắc Thơm số 7, AJ30, VTNA6, Thiên ưu 8, nếp thơm, đã có hơn 50 ha lúa có vết bệnh đạo ôn trên lá, tập trung nhiều tại các huyện Kim Bảng, Lý Nhân, thị xã Duy Tiên.
Bệnh đạo ôn gây hại trên lúa (Ảnh minh họa)
 
 
Thời gian tới, dự báo nền nhiệt độ tiếp tục có độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát triển gây hại nhất là trên các diện tích cấy giống nhiễm, gieo cấy dầy, bón thừa đạm, lúa xanh tốt. Do vậy, để phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn lá trên lúa xuân, ngành nông nghiệp yêu cầu, các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát đồng ruộng đặc biệt trên các giống nhiễm nặng, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để nông dân phát hiện kịp thời bệnh đạo ôn lá và tranh thủ thời tiết thuận lợi dùng thuốc đặc hiệu phòng trừ theo nguyên tắc “4 đúng”.
 
Đối với những ruộng đã có bệnh đạo ôn xuất hiện, dừng bón phân đạm, kali, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng. Khi phát hiện có vết bệnh mới xuất hiện trên lá lúa thì lập tức phun thuốc ngay.
 
Tuyệt đối không nên để chậm ngày phun thuốc, càng phun thuốc chậm ngày nào bệnh càng phát triển nhanh, mạnh ngày đó rất nguy hiểm, khó phòng trừ. Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phun, không sử dụng thuốc bán trôi nổi ngoài thị trường.
 
Phun đủ liều lượng thuốc theo chỉ dẫn có ghi ở ngoài bao bì, nhãn mác. Khi phun phải lưu ý cho vòi phun xịt thuốc nhiều vào tầng lá thứ 2 trên xuống của cây lúa. Phun kép lại lần 2 sau lần 1 từ 4 – 5 ngày nếu bệnh tiếp tục phát triển. Lựa thời tiết lúc trời tạnh đảm bảo ít nhất sau phun 4 giờ không gặp mưa.
 
 
 
Hà Nam.
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top