Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 18 tháng 3 năm 2020 | 21:29

Hà Nam đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng bền vững

Cũng là con vật nuôi nhưng có nhiều ưu điểm hơn so với các con vật khác, nên việc phát triển đàn bò sữa được tỉnh Hà Nam xác định là một trong những hướng đi chính giúp nâng cao giá trị, hiệu quả ngành chăn nuôi và hướng tới phát triển bền vững.

Theo Kế hoạch chăn nuôi bò sữa năm 2020 vừa được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt, Hà Nam đặt mục tiêu đến hết năm 2020, Hà Nam có khoảng 4.200 con bò và bê sữa, trong đó, đàn bò của các hộ dân là 4.000 con, đàn bò tại các công ty là 200 con.
 
Hà Nam chủ trương phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng phát triển bền vững, quy mô trang trại theo phương thức hộ gia đình, nhóm hộ ứng dụng khoa học công nghệ tại các khu chăn nuôi bò sữa tập trung đã được quy hoạch, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
 

Mô hình chăn nuôi bofd sữa tại thị xã Duy Tiên 

 

Bên cạnh đó, Hà Nam cũng xây dựng các hình thức liên kết theo chuỗi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hợp tác cung ứng thức ăn, tiêu thụ sản phẩm sữa, chế biến sữa; thu hút doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư chăn nuôi bò sữa công nghiệp kết hợp chế biến sữa trên địa bàn; thu hút các hộ chăn nuôi mới đầu tư trang trại tại 222 vị trí còn trống tại các khu quy hoạch đã được phê duyệt, khuyến khích 113 hộ đang chăn nuôi trong khu quy hoạch tăng quy mô đàn đang nuôi lên trên 30 con/trại và tiếp tục khảo sát, mở rộng thêm các vị trí mới để quy hoạch phát triển bò sữa.
 
UBND tỉnh Hà Nam tiếp tục hoàn thiện đường giao thông, nước sạch cho 4 khu quy hoạch, đồng thời, quy hoạch và chuyển đổi thêm khoảng 37 ha đất trồng cây thương phẩm làm thức ăn để phát triển đàn bò đảm bảo theo đúng tiến độ.
 
Hà Nam cũng có chủ trương hỗ trợ một lần 20% kinh phí mua mới máy thái cỏ hoặc máy vắt sữa đối với hộ nuôi từ 10 con trở lên trong khu quy hoạch, mức hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/máy thái cỏ hoặc máy vắt sữa; hỗ trợ một lần 50% kinh phí xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải, có bể lắng cho hộ nuôi từ 10 con trở lên trong khu quy hoạch, yêu cầu dung tích bể lắng đảm bảo tối thiểu 1m3/con bò, tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ.
 

Chăn nuôi bò sữa tại Hà Nam đang là con vật nuôi được chú trọng và hướng tới phát triển bền vững.

 

Tỉnh cũng sẽ hỗ trợ kinh phí đeo thẻ tai bổ sung cho 2.000 con bò, bê sữa để quản lý đàn bò; hỗ trợ các hộ chăn nuôi 10.200 liều tinh bò sữa Holstein Friesian, Nitơ lỏng và các vật tư kèm theo để phối giống cho 3.400 con bò sữa có chửa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo thông qua dẫn tinh viên cơ sở; hỗ trợ kinh phí tiêu độc khử trùng cho các hộ chăn nuôi để phòng chống dịch bệnh.
 
Về vốn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Hà Nam cho các hộ chăn nuôi vay 70% tổng số tiền mua 50 con bò sữa giống.
 
Thực tế tại tỉnh Hà Nam cho thấy, chăn nuôi bò sữa là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 3.780 con bò sữa, được chăn nuôi tại 194 hộ; sản lượng sữa bình quân bán cho các nhà máy là 36,7 tấn/ngày. Thị xã Duy Tiên là địa phương có đàn bò sữa lớn nhất Hà Nam với hơn 2.600 con, sản lượng sữa bình quân 28 tấn/ngày; tiếp đến là huyện Lý Nhân với 475 con, huyện Kim Bảng hơn 400 con.
 
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam thường xuyên kiểm tra, tư vấn hướng dẫn các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn. Các hộ chăn nuôi cũng chủ động trong việc chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và khai thác tốt đàn bò sữa.
 
Với những định hướng trên Hà Nam sẽ hoàn thành việc phát triển đàn bò sữa theo đúng kế hoạch và phát triển bền vững.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top