Những ngày tháng 10, tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, chiếc chuyên cơ Singapre Airlines đã đón hơn 200 cô bò mang thai hữu cơ nhập từ Úc về gia nhập đàn bò sữa của trang trại bò sữa Vinamilk Organic Đà Lạt.
Tính tới thời điểm này, trang trại đã có tổng cộng gần 1.000 cô bò sữa hữu cơ, điều này minh chứng cho cam kết xây dựng nguồn nguyên liệu sữa hữu cơ nội địa ổn định, đảm bảo việc đáp ứng đủ nhu cầu về sữa hữu cơ của người tiêu dùng trong nước của Vinamilk.
Sau khi trải qua quá trình tuyển chọn nghiêm ngặt bởi các chuyên gia lành nghề, dày dặn kinh nghiệm của Vinamilk và đối tác, toàn bộ bò nhập về lần này đều là các cô bò hữu cơ đang mang thai với khả năng cho sữa hơn 8.000 lít/chu kỳ theo các dữ liệu có được từ bò mẹ. Tính tới nay, trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt đang là ngôi nhà của gần 1.000 cô bò hữu cơ được chăm sóc theo tiêu chuẩn organic Châu Âu “3 Không”: không sử dụng hooc-mon tăng trưởng cho bò, không dư lượng thuốc kháng sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Đồng thời, trang trại cũng tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn châu Âu qua nguồn thực phẩm, nguồn nước và môi trường hoàn toàn hữu cơ.
Tại đây, những cô bò được nuôi bằng 100% thực phẩm hữu cơ và được tự do thư giãn, vui chơi trên đồng cỏ trong khí hậu mát mẻ, trong lành của Đà Lạt mỗi ngày. Điều kiện thời tiết thuận lợi và trang thiết bị được đầu tư chuyên nghiệp như hệ thống xử lý chất thải khép kín, năng lượng sử dụng là năng lượng tái tạo biogas, năng lượng mặt trời, hệ thống quạt gió làm mát tự động, vườn cây thuốc nam trị bệnh cho bò,… sẽ là môi trường sống thuận lợi nhất nhằm nâng cao khả năng cho sữa của đàn bò.
Từ đầu năm 2018 tới nay, Vinamilk đã nhập hơn 400 cô bò sữa về các trang trại Thống Nhất Thanh Hóa và Vinamilk Organic Đà Lạt, tăng tổng số lượng bò hiện nay trong các trang trại Vinamilk và hộ nông dân lên tới hơn 120.000 con, với sản lượng khoảng 800 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Việc tăng đàn thể hiện cam kết của Vinamilk về bảo đảm nguồn sữa tươi nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu. Để giữ vững vị thế tiên phong trong việc nâng cao chất lượng sữa, trong năm 2019, Vinamilk có kế hoạch tiếp tục nhập thêm bò tơ và bò A2 để phục vụ đa dạng nhu cầu về sữa của người tiêu dùng. Để được nhập về Việt Nam, những cô bò đều phải đạt tiêu chuẩn về ngoại hình và sức khỏe, gia phả và khả năng sản xuất của con mẹ và tiềm năng di truyền của tinh bò cha. Những cô bò này đều có gia phả ba đời, được các chuyên gia kiểm tra, xét nghiệm các yếu tố về sức khỏe và chăm sóc kỹ lưỡng.
Bên cạnh việc mở rộng nguồn nguyên liệu, Vinamilk không ngừng cải tiến máy móc công nghệ, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất và đưa ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Việc liên tục nhập các đàn bò có chất lượng cao từ Úc và Mỹ đã một lần nữa khẳng định cam kết của Vinamilk trong việc đem lại nguồn dinh dưỡng chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, góp phần vào sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…